Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2016 tăng 1,9%

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,45 triệu tấn, tăng 1,9%, trong đó nuôi trồng đạt 1,15 triệu tấn, tăng nhẹ 0,5% và sản lượng khai thác đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

san luong thuy san
Ảnh minh họa

Trong tháng 5, thời tiết thuận lợi cho các hoạt động khai thác thủy sản, nhiều sản phẩm khai thác được có giá trị kinh tế cao như mực, cá thu, cá ngừ sọc dưa,…. tạo điều kiện cho bà con ngư dân bám biển sản xuất. Sản lượng khai thác tăng nhẹ so với cùng kỳ.  Tuy nhiên, sự cố môi trường gây ra hiện tượng nhiều loài hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4/2016 đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản và đời sống của cộng đồng ngư dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sản phẩm khai thác không tiêu thụ được khiến nhiều ngư dân phải dừng đánh bắt cá ở ven bờ và vùng lộng. Sản lượng khai thác và giá bán tại một số tỉnh Bắc Trung bộ giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 5, các địa phương đã nỗ lực triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Các cơ quan chức năng đã tổ chức xác nhận hải sản an toàn cho các tàu cá và mở nhiều điểm bán cá sạch cho người dân nên tại một số địa bàn, ngư dân đã yên tâm hơn khi tiếp tục ra khơi khai thác hải sản ở vùng nước ngoài 20 hải lý. Đây cũng là tín hiệu tích cực sau thời gian tàu thuyền của ngư dân phải chịu cảnh nằm bờ do ảnh hưởng từ hiện tượng cá biển chết bất thường.

Trong tháng 5/2016, giá dầu diezen tăng thêm 280đ/lít (ngày 20/5/2016), từ 11.020 – 11/240 đ/lít tăng lên 11.200 đ/lít (vùng 1) và 11.520 đ/lít (vùng 2).  Do giá dầu tăng nhẹ, nên chưa ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào trong khai thác hải sản. Giá một số loài cá nổi như cá thu, cá nục đều giữ mức giá ổn định, riêng giá cá ngừ đại dương giảm do sản lượng tăng.

Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2016 ước đạt 248,5 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khai thác biển đạt 233,6 nghìn tấn, tăng 1,7%, khai thác nội địa đạt 14,9 nghìn tấn, bằng 99,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.303,4 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó sản lượng khai thác hải sản ước đạt 1.240,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,1%  so với cùng kỳ, ước đạt 9.605 tấn.

Về nuôi trồng thủy sản, tại đồng bằng sông Cửu Long, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh ven biển của khu vực. Tình hình thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất tôm, diện tích tôm bị thiệt hại khá lớn, chủ yếu là mô hình lúa - tôm và tôm quảng canh khiến cho sản lượng thu hoạch tôm giảm so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo thống kê ban đầu, diện tích tôm bị thiệt hại của 8 tỉnh ven biển đồng băng sông Cửu Long trên 80.000ha. Giá thu mua cá tra nguyên liệu vẫn có xu hướng tăng, người nuôi có lãi. Tuy nhiên ngành cá tra đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nguyên liệu.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 5 năm 2016 ước đạt 366,3 nghìn tấn, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm 2016 có mức tăng thấp ở mức 0,5%, ước đạt 1,15 triệu tấn. Trong đó, sản lượng tôm nước lợ 5 tháng đầu năm ước đạt hơn 119 nghìn tấn, bằng 87,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu tích cực khi tăng 5% trong tháng 3 và tiếp tục tăng trong tháng 4 ở mức 5,7%. Sự tăng trưởng khả quan này chủ yếu do kết quả xuất khẩu của những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực đều có xu hướng tăng trưởng từ đầu năm đến nay, đặc biệt là mặt hàng tôm. 4 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 856 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015.

Tại cuộc họp giao ban tháng 5/2016, Thứ trưởng Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám nhận định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình sản xuất thủy sản trong tháng 5 vẫn duy trì được sự ổn định. Thứ trưởng chỉ đạo, Tổng cục Thủy sản cần bám sát thực tiễn sản xuất tại các địa phương đồng bằng sông Cửu Long để hướng dẫn lịch thả giống tôm đối với diện tích bị hạn nặng. Các đơn vị chức năng của Tổng cục tham mưu hướng dẫn khôi phục sản xuất khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản tại 4 tỉnh miền Trung. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản, sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin để quản lý hoạt động tàu thuyền trên biển, đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất của bà con ngư dân.

 
Fistenet, 10/06/2016
Đăng ngày 11/06/2016
L.T (FICen)
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:02 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:02 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:02 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:02 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:02 09/11/2024
Some text some message..