Trà Vinh: Dạy nghề nuôi thủy sản cho nông dân

Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ người dân sống bằng nghề nông nghiệp rất cao, chiếm tỷ lệ trên 80%, để nguồn lao động dồi dào, phong phú ấy có cơ hội xin việc làm, tự tạo việc làm vươn lên xóa nghèo, những năm qua tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác dạy nghề về lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng thủy sản.

Trà Vinh: Dạy nghề nuôi thủy sản cho nông dân
Trà Vinh: Dạy nghề nuôi thủy sản cho nông dân. Hình minh họa

Lãnh đạo Sở LĐ –TB & XH tỉnh Trà Vinh cho biết , hiện nay toàn tỉnh có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó vùng nông thôn chiếm đa số, với trên 400.000 người. Xuất phát từ tình hình thực tế đó của địa phương, tỉnh đã có nhiều giải pháp, dự án, chương trình nhằm đẩy mạnh công tác dạy nghề mang tính thiết thực cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020.

Tỉnh ủy Trà Vinh đã chỉ thị: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn và phát triển đồng bộ nguồn nhân lực giữa các khu vực, vùng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức rõ chỉ thị của Tỉnh ủy, những năm qua tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956 với nhiều ngành nghề thiết thực, phù hợp với nông thôn địa phương.

Đó là các nhóm nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thú y và đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản, vốn là một trong những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, từ 2014 đến nay nông dân các huyện ven biển của tỉnh đã mạnh dạn chuyển từ nuôi tôm sú, sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đồng thời chuyển 2000 ha từ nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh, sang nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng diện tích nuôi theo hình thức công nghiệp lên 8000 ha, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để tiếp tục thực hiện chuỗi nâng cấp giá trị con tôm và con nghêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ViệtGAP.

Những năm qua nông dân các địa phương ven biển rất tích cực tham gia các lớp học nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, quản lý nguồn lợi thủy sản, vì họ xác định rằng, con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, nghêu, sò đều là những mặt hàng chiến lực, thu về lợi nhuận cao.

Nhờ tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật , áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, kiểm tra, giám sát tốt chất lượng con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, mà những năm gần đây, sản phẩm thủy sản Trà Vinh luôn đảm bảo chất lượng, có uy tín trên thị trường.

Cũng từ khi được học nghề, nhiều nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh, đã mạnh dạn chuyển từ nuôi tôm sú (hay bị dịch bệnh), sang nuôi cua biển đem lại hiệu quả tích cực, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân xứ biển.

Báo Lao Động
Đăng ngày 20/04/2017
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:50 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:50 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:50 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:50 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:50 14/11/2024
Some text some message..