Trà Vinh: Duy trì trên 5.800 ha diện tích tôm rừng

UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: Qua 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh có sự phát triển toàn diện cả về diện tích, sản lượng và duy trì được sự ổn định về giá cả trong tiêu thụ.

Trà Vinh: Trên 5.800 ha diện tích tôm rừng
Mô hình nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh trong 5 năm qua ở Trà Vinh

Các địa phương vận động nông dân chuyển đổi 1.800 ha nuôi thủy sản khác sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng diện tích nuôi tôm chân trắng đến nay lên 6.000 ha; chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh (từ 6.600 ha năm 2013 đến nay đạt khoảng 9.700 ha); diện tích nuôi tôm nước lợ siêu thâm canh đã đạt khoảng 200 ha tập trung ở các huyện Câu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải, năng suất bình quân từ 50-70 tấn/ha.

Duy trì được trên 5.800 ha diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng rừng, tập trung chủ yếu ở huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; kết hợp nuôi trồng lúa - thủy sản được 5.600 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải. Qua áp dụng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng đã góp phần đưa tổng sản lượng đạt nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 180.000 tấn, tăng 26.000 tấn so năm 2013,trong đó sản lượng nuôi 115.000 tấn, khai thác thủy hải sản 74.000 tấn.

Toàn tỉnh hiện có 55 trang trại nuôi thủy sản, tăng 10 trang trại so với năm 2013, bình quân mỗi trang trại có khoảng 7,8 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; giá trị sản phẩm và dịch vụ thủy sản bán ra khoảng 3 tỷ đồng/trang trại. Kêu gọi được 04 doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản ở các mặt hàng cá tra, tôm thẻ công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 93 cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản, hàng năm sản xuất được bình quân khoảng 2,6 tỷ con giống thủy sản các loại; trong đó tôm sú 1,3 tỷ con, đáp ứng được 64% nhu cầu con giống của tỉnh.

Trong đánh bắt khai thác đã đóng mới 227 tàu, nâng tổng số đến nay có 1.200 tàu khai thác hải sản, trong đó có 277 tàu công suất trên 90 CV, qua đó góp phần nâng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh đến nay đạt 74.000 ngàn tấn. Tỉnh còn xây dựng được mô hình liên kết khai thác và làm dịch vụ hậu cần gắn với hình thức sản xuất tổ, đội trên biển, hiện nay đã có 34 tổ và 240 chủ tàu cá tham gia nhằm phát huy lợi thế và hỗ trợ nhau trong việc khai thác các hải sản xa bờ.

Trà Vinh. Gov
Đăng ngày 13/10/2018
Phượng Khánh
Nuôi trồng

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:35 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:35 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:35 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:35 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:35 08/11/2024
Some text some message..