Trà Vinh: Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ cần cù, chịu khó và biết học tập, ứng dụng các mô hình hay trong sản xuất, năm 2006, ông Rương học kinh nghiệm nuôi ốc len ở Bạc Liêu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, qua gần 10 năm phát triển mô hình nuôi ốc len đã góp phần trong việc ổn định cuộc sống của gia đình ông, ngoài ra còn giúp cho nhiều nông dân trong ấp Phước Thiện học tập, nhân rộng trên vùng đất bãi bồi ven tán rừng và đồng láng…

ốc len
Nông dân Ngô Oanh Rương ổn định cuộc sống nhờ nghề nuôi ốc len

Theo ông Ngô Oanh Rương, nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, chỉ đầu tư con giống lúc đầu và vài trăm mét lưới mùng (tùy điều kiện mỗi hộ nuôi) để bao quanh khu vực nuôi không để ốc bò ra ngoài, do đặc điểm ốc len là loài thích ăn các chất mùng hữu cơ như lá, thân cây mục, các loại vỏ đậu, khoai… Chu kỳ từ lúc thả ốc giống (khoảng 2.000 con/kg) đến thu hoạch ốc thương phẩm là 07-08 tháng (đạt trọng lượng 35-40 con/kg), khoảng 04-05 tháng nuôi, nông dân có thể thu hoạch theo hình thức thu tỉa với những con lớn. Sau thời gian nuôi, nếu không thu hoạch ốc len thương phẩm, ốc bắt đầu sinh sản. Được biết, giai đoạn 2010-2012, ông Ngô Oanh Rương chỉ nuôi với diện tích khoảng 500m2, mỗi năm cho sản lượng gần 05 tấn ốc len. Giá bán lúc đó khoảng 40.000-50.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ốc len đã không ngừng tăng cao (70.000-80.000 đồng/kg) có lúc tăng lên 100.000 đồng/kg và khá hút hàng, được tiêu thụ về thành phố và các chợ đầu mối.

Theo các hộ dân cho biết, đối với vùng đất Phước Thiện rất thích nghi cho việc nuôi ốc len, do có nhiều bãi rừng và đồng láng nằm cặp theo vàm Phước Thiện nên có nền đất thịt và giàu chất mùng hữu cơ. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển nuôi ốc len ở ấp Phước Thiện không phát triển mạnh (hiện chỉ còn 04-05 hộ thả nuôi) là do phần lớn các hộ thả nuôi ốc ở cặp ven các khu rừng, bãi đất bồi khá xa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất trộm ốc, khó kiểm soát… vì vậy nhiều nông dân ngại mở rộng mô hình nuôi ốc len.

Cũng theo ông Ngô Oanh Rương: Riêng gia đình cũng bị thất thu từ 50-60% sản lượng. Hiện gia đình đang di dời điểm nuôi mới, gần khu vực chòi canh giữ tôm. Dự kiến diện tích thả nuôi khoảng 2.000m2 và gia đình đang gây thả lại được 70kg ốc len giống, sau 07-08 tháng sẽ cho sản lượng khoảng 300-400kg. Nếu không thu hoạch bán ốc thương phẩm thì với sản lượng này đủ để nuôi nhân rộng ra hết diện tích.

Trà Vinh, 20/07/2015
Đăng ngày 29/07/2015
Bài, ảnh: Hữu Huệ
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:12 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:12 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:12 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 05:12 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 05:12 21/12/2024
Some text some message..