Trà vinh sẽ có mô hình thí điểm tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Tiết kiệm điện trong nuôi tôm nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận là vấn đề nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long quan tâm.

Điện và hiệu quả con tôm
Tiết kiệm diện trong nuôi tôm là vấn đề nhiều người nuôi quan tâm. Ảnh: STO

Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã đề nghị TCty Điện lực miền Nam (EVN SPC) hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm tiết kiệm điện trong nuôi tôm năm 2018; đồng thời xác định sau khi triển khai thực hiện sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi nhằm nhân rộng mô hình để doanh nghiệp, người nuôi tôm áp dụng.

Năm 2017, mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm đã được triển khai thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng với 2 giải pháp: “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí oxy) chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa môtơ với trục dẫn dàn quạt kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn khối đỡ chữ U”. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng được hỗ trợ chi phí 1,4 tỉ đồng để thực hiện mô hình. Kết quả cho thấy, giải pháp “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo oxy) chữ U bằng con lăn trục quay” tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ. Còn giải pháp thứ 2 tiết kiệm được 38,7% điện năng.

EVN SPC cho biết, đã chỉ đạo các Cty điện lực phổ biến để nhân rộng kinh nghiệm thực hiện tiết kiệm điện tại tất cả các tỉnh có khách hàng nuôi tôm công nghiệp; đồng thời đang trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt để tiếp tục triển khai Đề án “Giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh và Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2019”. Đề án này bổ sung thêm các giải pháp thay thế động cơ hiệu suất cao, hộp điều tốc bên cạnh các giải pháp thay gối đỡ con lăn, chỉnh đồng trục dàn quạt đã thí điểm giai đoạn 1 tại tỉnh Sóc Trăng. Đề án cũng sẽ được triển khai tại tỉnh Trà Vinh sau khi EVN phê duyệt.

Không chỉ giúp người nuôi tôm giảm chi phí, giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm còn góp phần giải tỏa áp lực cung ứng điện thương phẩm cho toàn xã hội trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng và còn khắc phục được tình trạng lưới điện bị quá tải trên diện rộng do một số hộ nuôi tôm tự phát nhỏ lẻ sử dụng nguồn điện sinh hoạt để nuôi tôm. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ, để mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm được nhân rộng nhanh, cần có cách thức giới thiệu theo kiểu “mắt thấy, tai nghe” để người nuôi tôm thấy rõ lợi ích thiết thực của mô hình, qua đó tự chủ động áp dụng trên vuông tôm của mình...

Báo Lao Động
Đăng ngày 25/09/2018
Lê Như Giang
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 03:23 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 03:23 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 03:23 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:23 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 03:23 03/12/2024
Some text some message..