Trà Vinh: Triển vọng nhờ nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao

Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi tôm thâm canh trên ao đất và có thể nuôi được 4 vụ/năm. Nông dân trong tỉnh Trà Vinh đang đua nhau đầu tư mở rộng diện tích mô hình nuôi tôm “siêu thâm canh công nghệ cao”.

Nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao hiệu quả tăng gấp 2 lần
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại Trà Vinh.

Ông Lê Văn Hậu ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải cho biết, gia đình có gần 20 năm nuôi tôm nhưng thường xuyên bị lỗ. Bước sang năm 2018, ông quyết định đầu tư 1 ao nuôi rộng 1.500 mét vuông theo mô hình siêu thâm canh.

Với 250.000 con tôm thẻ giống, cuối vụ ông Hậu thu hoạch được hơn 7 tấn tôm thương phẩm, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi hơn 400 triệu đồng. Với kết quả này, ông Hậu tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 1 ao nữa trong vụ tới.

“Gia đình nuôi tôm trong diện tích ao 1.500 mét vuông, nếu tính trên đầu tấn sản lượng tăng 4-5 lần so với nuôi trên ao đất và ít rủi ro hơn. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, người nuôi có thể kiểm soát được nước, nước qua ao lắng rồi mới cho vào ao nuôi. Ngoài ra, nuôi theo mô hình này, mỗi kg tôm có giá cao hơn 2.000 đồng so với tôm nuôi trên ao đất”, ông Hậu cho biết.

Còn ông Nguyễn Văn Bảy, người cùng địa phương với ông Hậu - cũng là người có hơn chục năm nuôi tôm, nhưng trước đây chủ yếu nuôi quản canh vì sợ rủi ro. Khi được tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - công nghệ cao của Sở NN&PTNT thí điểm, ông Bảy rất tâm đắc. Nhất là kết quả thu được qua 2 vụ nuôi của các hộ cùng địa phương, ông Bảy càng tin tưởng vào mô hình này.

Tuy nhiên theo ông Bảy, do vốn đầu tư ban đầu khá cao, gần 300 triệu đồng nên ông chỉ đủ khả năng đầu tư được 1 ao nuôi rộng hơn 1.000 mét vuông mặt nước. “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh - công nghệ cao trong 1 ao sản lượng có thể đạt 7 tấn tôm. Mô hình nuôi tôm này có quy trình cẩn thận, xử lý nước rất tốt nên đạt hiệu quả rất cao”, ông Bảy cho biết.

Theo ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, bình quân để xây dựng 1 ha ao nuôi tôm thẻ siêu thâm canh cần khoảng 3 tỷ đồng. Trong quá trình nuôi, việc cho tôm ăn được thực hiện bằng máy để tôm ăn liên tục, hạn chế thức ăn nằm lâu trong nước, gây ô nhiễm đáy ao.

Do đó, khi nuôi theo mô hình này, tôm phát triển đồng đều, năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi tôm thâm canh trên ao đất và có thể nuôi được 4 vụ/năm. Theo đó địa phương đang khuyến khích người dân áp dụng mô hình này. 

“Đối với mô hình thâm canh - công nghệ cao, tôm ít xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi. Theo số liệu Sở thống kê được, có đến 95% diện tích nuôi vừa qua đạt hiệu quả. Từ kết quả này, Sở xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật và khuyến khích bà con nông dân nuôi tôm theo hình thức này trên toàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2018 diện tích ao nuôi sẽ tăng lên rất nhanh”, ông Truyền khẳng định.

Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có hơn 250 ha mặt nước nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh - công nghệ cao. Dự kiến, diện tích này sẽ tăng lên khoảng 1.000 ha trong năm nay, địa phương nuôi nhiều nhất là Thị xã Duyên Hải.

Tuy nhiên, do phát triển nóng, hệ thống hạ tầng không đáp ứng kịp nhu cầu, trong khi quy chuẩn xả thải cụ thể dành cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa có, nên gần đây xuất hiện nhiều trường hợp gây ảnh hưởng môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thị xã Duyên Hải cho biết, địa phương cũng tuyên truyền người dân nuôi tôm cũng phải đảm bảo môi trường, tiến hành kiểm tra thường xuyên. “Trước mắt, Thị xã có văn bản cho bà con cam kết, và chỉ đạo các xã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, nếu tác động mội trường vượt quá ngưỡng quy định phải xử lý”, ông Hiếu nói.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thực hiện ở Trà Vinh rất có triển vọng, tôm thương phẩm sạch, đáp ứng được điều kiện của các nước nhập khẩu hiện nay. Mặc dù vậy, vấn đề đặt ra là địa phương cần quy hoạch cụ thể, đầu tư hạ tầng phù hợp, tránh phát triển nóng vượt tầm kiểm soát để rồi môi trường xuống cấp, dịch bệnh tràn lan và người nuôi lại thua lỗ như trước đây.

VOV.VN
Đăng ngày 27/04/2018
Sa Oanh
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:36 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:36 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:36 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:36 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:36 25/11/2024
Some text some message..