Trầm Lộng phát triển kinh tế vùng rốn nước

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở, cùng với đó quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng rốn nước đã giúp Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa có những bước phát triển vượt bậc.

Trầm Lộng phát triển kinh tế vùng rốn nước
Cán bộ xã Trầm Lộng kiểm tra trang trại chuyên canh thí điểm mô hình.

Bộ mặt nông thôn xã Trầm Lộng hôm nay thay đổi đổi rất nhiều so với trước đây. Những khu trang trại đa canh của hàng trăm gia đình và cánh đồng mẫu lớn được quy hoạch từ nhiều năm trước, cùng với đó là đường bê tông chạy qua xóm làng thẳng tắp.

Không chịu với cái nghèo, cái đói ở vùng rốn nước, nhiều hộ gia đình ở đây đã vươn lên làm giàu. Đơn cử như câu chuyện của anh Ngô Văn Hải, chủ một trang trại tại thôn An Thái, sau một chuyến đi học tập kinh nghiệm hồi cuối năm 2016, gia đình anh đến nay đã giúp địa 6 hộ khác trong xã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư xây dựng, mua sắm hệ thống máy dàn sục khí làm mô hình “sông trong ao” chuyên canh nuôi cá. Mỗi mô hình “sông trong ao” phải đầu tư hơn 100 triệu đồng.

Tuy mô hình vẫn đang trong giai đoạn thí điểm nhưng đã thể hiện rõ những ưu điểm, như: Kiểm soát được dịch bệnh, cá lớn nhanh, giảm chi phí, cho năng suất cao... Còn với ông Nguyễn Văn Duyên, thôn An Cư lại khác, tuy vẫn duy trì mô hình nuôi cá thủ công truyền thống trên diện tích 2ha ao như hàng trăm hộ dân khác trong xã nhưng, nhờ có sự cần cù, chịu khó, đàn cá đã cho ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nhờ sự đồng lòng, chung hướng, đến nay đã giúp toàn xã có 429ha nuôi trồng thủy sản, trong đó 299ha chuyên canh cá, 130ha đa canh lúa, cá, vịt, sản lượng đạt 1.820 tấn/năm. Phó Chủ tịch UBND xã Trầm Lộng Lê Quang Cảnh chia sẻ, những năm 2000, trước thực trạng ruộng đất mạnh mún, nhỏ lẻ, giá trị canh tác đạt thấp, Đảng ủy, UBND xã xác định dồn điền đổi thửa là cơ sở để khai thác tiềm năng đất đai.

Chỉ trong thời gian ngắn, dưới sự quyết tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2005, bước đầu hơn 100ha đất vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả đã được quy hoạch chuyển sang nuôi trồng thủy sản tạo ra những cánh đồng mẫu lớn. Điều đáng mừng, sau chuyển đổi đến nay giá trị sản xuất đã đạt từ 300 - 600 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/người/năm.

“Những ngày đầu cán bộ địa phương đã tiên phong đầu tư đào ao, thả cá, nuôi vịt. Ban đầu diện tích ít, số lượng vật nuôi cũng vậy nhưng, đến nay đi đâu trong xã cũng thấy mô hình chăn nuôi chuyên canh, đa canh thu nhập cao, tạo việc làm cho lao động” - ông Cảnh bộc bạch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn khẳng định: “Từ những mô hình nuôi trồng thủy sản và đa canh cho hiệu quả kinh tế cao tập trung chủ yếu ở Trầm Lộng, Phương Tú, Đồng Tân… đã tạo thành phong trào làm kinh tế trang trại chuyên canh và đa canh của Ứng Hòa được nhân rộng và lan tỏa, trở thành hình mẫu để nhiều địa phương khác trong TP và tỉnh lân cận tham quan, học tập kinh nghiệm. Và thực tế Trầm Lộng đã và đang là một địa chỉ cho sự năng động, sáng tạo trong làm kinh tế tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cuộc sống”. 

KTĐT
Đăng ngày 17/09/2018
Hữu Trường
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 13:47 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 13:47 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 13:47 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 13:47 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:47 18/02/2025
Some text some message..