Trăn trở cuộc sống ngư dân ven biển

Những ngày mưa gió như thế này, đi đến đâu thuộc địa phương ven biển đều thấy chung hình ảnh đìu hiu, buồn bã. Những chiếc ghe bằng gỗ thô sơ cứ nằm yên, nhấp nhô theo từng cơn sóng. Trên bờ, những căn nhà gỗ đơn sơ, lụp xụp, chỉ vỏn vẹn có vài chục mét vuông, được dựng lên tạm bợ, san sát nhau. Khắp nơi đều là rác thải hay cầu vệ sinh dọc theo các con kinh, ven biển lộ thiên là những hình ảnh chung dễ bắt gặp khi đến các địa phương ven biển huyện Trần Văn Thời.

ngư dân
Anh Mai Duy Lan (ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) bên chiếc ghe thô sơ đã nhiều năm sử dụng.

Nghèo lại… hoàn nghèo

Anh Phan Việt Trung, công chức nông - lâm - thuỷ sản xã Khánh Bình Tây Bắc thông tin, trong 522 phương tiện đánh bắt thuỷ sản của 4 ấp ven biển thì đã có hơn 81% phương tiện có công suất dưới 20CV.
Con số đó phần nào lý giải vì sao cuộc sống ngư dân ven biển xã Khánh Bình Tây Bắc phần nhiều còn quanh quẩn cái nghèo. Phó Trưởng ấp Mũi Tràm B Nguyễn Hữu Châu cho biết, ấp có 456 hộ thì có tới 152 hộ là hộ nghèo, cận nghèo. Cuộc sống ngư dân ven biển nơi đây vô cùng khó khăn, khi những năm gần đây nghề đánh bắt ven bờ ngày thêm khó.

Mặt trời đứng bóng, ghe lưới cá của anh Ðỗ Quốc Việt (ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) cũng vừa cập bến. Gương mặt thể hiện rõ nỗi thất vọng, anh Việt buồn bã: “Sáng giờ đánh bắt có được nhiêu đây, độ chừng bán hết được hơn 300.000 đồng. Trừ tiền xăng dầu, tiền thuê bạn, không biết còn lại được trăm ngàn không nữa”.

Gắn bó với nghề đi bạn từ những ngày đầu tha hương từ Bến Tre về Mũi Tràm B sinh sống. Sau 25 năm lập nghiệp nơi đây, anh Lê Hồng Ngọc vẫn chưa sắm được phương tiện dù là nhỏ để có thể tự ra khơi đánh bắt.

Anh Ngọc cho biết: “Chẳng có gì bạc bẽo như nghề đi bạn. Chịu cực khổ, vất vả nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao. Chủ ghe thu được 1 triệu đồng thì mình chỉ được 100.000 đồng. Hôm nào may mắn, ra khơi thuận lợi thì sau khi ăn chia cũng được 400.000-500.000 đồng, còn bữa nào không may như bữa nay thì được vài chục ngàn, đủ tiền cho vợ con đong gạo”.

Bao năm bôn ba nơi biển cả, khi mái tóc đã bắt đầu pha sương, anh Ngọc vẫn chưa có được căn nhà đàng hoàng của riêng mình. Ngôi nhà của gia đình anh đang ở chỉ là ngôi nhà lá đơn sơ, dựng tạm dọc theo tuyến đê biển Tây.

Cũng hành nghề đi bạn để mưu sinh, anh Phan Thanh Hiếu (ấp Bảy Ghe, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Cả tháng nay mưa to, sóng lớn nên các chủ ghe không ra khơi, vì vậy mình cũng ở không. Không đi biển được thì phải kiếm việc khác như làm thuê để kiếm tiền lo cho gia đình”.

Tương lai rồi sẽ ra sao?

Mặc dù đã có chỗ ở ổn định, khi được chính quyền địa phương xem xét cấp đất ở nằm trong khu tái định cư ấp Bảy Ghe, xã Khánh Hải, nhưng cuộc sống của gia đình chị Trần Thị Ðẹp vẫn chưa mấy khả quan. Tài sản lớn nhất của gia đình chị chính là chiếc xuồng cây cũ kỹ để hành nghề câu cá ngát ven biển. Nghề của vợ chồng chị Ðẹp thay đổi theo mùa. Tháng 4 đến tháng 8 âm lịch thì câu cá ngát, vào mùa ba khía thì đi bắt ba khía, tháng 5 trở đi thì bắt ốc len. Lúc nào không có nguồn thu từ biển thì quay vào bờ làm thuê kiếm sống. Cuộc sống bấp bênh như vậy nên con đường đến trường của con chị đành chịu cảnh dở dang.

Chị Ðẹp tâm sự: “Thằng lớn học giỏi từ nhỏ đến lớn nhưng vì cái nghèo, lo không nổi nên khi bước sang cấp 3 đành phải cho cháu nghỉ học. Hiện nay nó đang đi làm mướn ở TP Hồ Chí Minh. Gia đình chỉ còn hy vọng vào đứa nhỏ đang học lớp 6. Vợ chồng tôi gắng lo cho nó ăn học, tới đâu hay tới đó”.

Ðược người dân trong vùng khâm phục, bởi tuy nghèo khó nhưng anh Mai Duy Lan (ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) vẫn lo cho 3 đứa con được cắp sách đến trường. Ðứa lớn đã tốt nghiệp lớp 12, đứa kế đang học năm cuối cấp 3 và đứa út đang học lớp 4. Thế nhưng, anh Lan cũng không thoát khỏi cảnh vì nghèo mà phải cho con dang dở chuyện học hành. Anh Lan bộc bạch: “Ðáng lẽ ra, giờ đứa lớn đang là sinh viên năm nhất ngành Y nhưng vì không có tiền trang trải học phí nên nó đành bảo lưu kết quả. Giờ nó đang đi làm mướn ở thành phố để kiếm tiền đi học”.

Gia đình anh Lan có tới 2 thế hệ gắn bó với nghề biển. Trước đây, trong 7 anh em của anh đã có 3 người đi biển, giờ chỉ còn anh là bám trụ với vùng đất ven biển này với nghề lú bát quái. Anh Lan chia sẻ, mặc dù các cấp, các ngành tuyên truyền nhiều lần không cho hành nghề lú khai thác thuỷ sản ven bờ nhưng vì nghèo, không có nguồn vốn chuyển đổi ngành nghề nên đành chấp nhận.

“Thực ra làm nghề này có vui sướng gì đâu. Không bị mất trộm thì phải chịu cảnh các phương tiện lớn như te, cào dùng xung điện khai thác làm cá, tôm mình đánh bắt được bị chết. Rồi thời tiết thất thường, sản lượng khai thác giảm nên nghề đánh bắt ven bờ vô cùng khó khăn”, anh Lan than.

Không có nguồn vốn để chuyển đổi ngành nghề hay vay vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Vì vậy, mặc dù có nhiều chính sách nhằm giúp ngư dân có điều kiện vươn xa bám biển nhưng đối với những ngư dân nghèo ven biển, nó được họ ví như những chiếc “phao cứu sinh” không bao giờ với được. Vậy là, họ phải bám lấy biển mà mưu sinh từ những nghề khai thác gần bờ gắn liền với hai chữ “hên - xui”.

Nghèo khó nhưng không ít ngư dân ven biển còn nhận thức hạn chế trong vấn đề kế hoạch hoá gia đình, còn mang nặng tư tưởng “trời sinh voi sinh cỏ”. Như gia đình chị Ðoàn Kim Pha (ấp Bảy Ghe, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) lắm khó khăn nhưng có tới 3 người con, đứa lớn nhất 12 tuổi, còn đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Chị Pha bộc bạch: “Tại ham con trai nên mới sinh thêm đứa thứ 3”.

Thu nhập bấp bênh, nghề nghiệp không ổn định. Cái vòng luẩn quẩn thiếu trước hụt sau cứ vây lấy gia đình họ như một định mệnh. Liệu mai đây tương lai của thế hệ trẻ nơi đây rồi sẽ ra sao?./.

Trong 2.300 phương tiện khai thác và phục vụ các dịch vụ hậu cần thuỷ sản của huyện Trần Văn Thời chỉ có trên 53% số lượng tàu có thể đánh bắt xa bờ (tàu có công suất trên 90CV), còn lại là các phương tiện có công suất dưới 90CV. Riêng phương tiện có công suất nhỏ dưới 20CV có hơn 620 chiếc. Phương tiện thô sơ, công suất nhỏ chỉ có thể đánh bắt gần bờ, sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng giảm. Theo đó, cuộc sống của hàng trăm ngư dân ven biển khó khăn chồng chất khó khăn.

 

Báo Cà Mau, 12/11/2016
Đăng ngày 12/11/2016
Bài và ảnh: Ngọc Minh
Kinh tế

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:28 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:28 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:28 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:28 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:28 29/01/2025
Some text some message..