Triển vọng nuôi cá chình xuất khẩu ở Suối Giàu

Sở hữu nhiều hồ, đập chứa nước phục vụ công trình thủy lợi, tưới tiêu cho các địa phương trên toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xã Suối Rao, huyện Châu Đức đã thành lập HTX Suối Giàu liên kết nuôi cá chình xuất khẩu, mang lại nguồn thu cho các hội viên.

Triển vọng nuôi cá chình xuất khẩu ở Suối Giàu
Kỹ sư Phan Văn Hùng đang trao đổi về mô hình nuôi cá chình Ảnh: Hữu Thi

Được thành lập vào tháng 6/2017, HTX Suối Giàu có 8 thành viên, với vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng, diện tích nuôi gần 30 ha tại xã Suối Rao huyện Châu Đức. Đây là một mô hình liên kết làm ăn kinh tế hiệu quả, ngoài thiên thời, địa lợi thì HTX Suối Giàu có sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của kỹ sư Phan Văn Hùng, một người có nhiều năm lăn lộn và nghiên cứu rất sâu về đối tượng trên và hiện là Phó Chủ tịch Hiệp hội Nuôi cá chình Việt Nam.

Anh Hùng cho biết, qua nhiều lần tìm hiểu về thổ nhưỡng và khí hậu tại Suối Rao, Châu Đức, nhận thấy nơi đây rất lý tưởng và chính là địa lợi trời cho để người nông dân địa phương có cơ hội làm giàu, trong khi đa số bà con ở đây đang loay hoay với một số đối tượng cá nuôi truyền thống, cho thu nhập thấp, đầu ra không ổn định… Theo đó, anh Hùng đã quyết định vận động một số hộ dân góp vốn thành lập HTX và quyết làm ăn lớn, khai thác tối đa các mặt lợi thế của địa phương… Các hộ dân tín nhiệm, đã bầu anh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, và bà Nguyễn Thị Hương làm Chủ nhiệm HTX. Anh Hùng cho biết, với cá chình giống cỡ 20 - 30 con/kg, sau 15 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng thương phẩm 1,2 kg/con, giá bán khoảng 380.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi lãi trên 100 nghìn đồng/kg. Cá chình ngoài tiêu thụ thị trường trong nước, còn được các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan đặt hàng số lượng cá sống lên đến hàng trăm tấn/năm nhưng không có hàng, anh Hùng thông tin thêm.

Hiện, HTX Suối Giàu đang trong quá trình hoàn thiện thêm một số hạng mục công trình ao nuôi khép kín, đối tượng nuôi chủ lực vẫn là cá chình, trong các năm đầu HTX vừa nuôi thương phẩm, vừa xuất bán giống cá chình cho các hộ dân vừa hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí và đồng thời hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá thương phẩm cho bà con với mức giá từ 390.000 đồng/kg loại trên 0,8 kg/con. Bà Nguyễn Thị Hương chia sẻ, hiện nay, bình quân mỗi năm HTX Suối Giàu cung cấp ra thị trường các tỉnh Nam Trung bộ hơn 500.000 con cá chình giống, khi đi vào hoạt động ổn định con số giống sẽ gấp 2 đến 3 lần. HTX Suối Giàu đã liên hệ với các đơn vị quản lý chuyên môn là Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh… để lên kế hoạch 2018 sẽ tiến hành tổ chức tập huấn, chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm cho người dân tại các địa phương trong tỉnh.

Với tiềm năng lớn còn có thể phát triển trong thời gian sắp tới, HTX Suối Giàu áp dụng việc nuôi theo chu trình khép kín, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phát triển bền vững, từng bước xây dựng thương hiệu cho cá chình Suối Giàu, hướng đến ký hợp đồng xuất khẩu ra các thị trường khu vực châu Á. Đối với người dân tham gia nuôi, sẽ được HTX hỗ trợ giảm giá 15 - 20% so với giá thị trường, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật xây dựng ao nuôi, kỹ thuật chăm sóc, hướng dẫn cách chế biến thức ăn cũng như quản lý môi trường nuôi và có hợp đồng bao tiêu toàn bộ cá thương phẩm.

Khách hàng và người dân có nhu cầu tìm hiểu có thể tham khảo website: cachinhvietnam.com hoặc liên hệ trực tiếp kỹ sư Phan Văn Hùng, 0918910697; Email [email protected].

TSVN
Đăng ngày 11/01/2018
Hữu Thi
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:52 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:52 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:52 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:52 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:52 26/11/2024
Some text some message..