Triển vọng từ mô hình nuôi lươn bằng bể bạt nilon

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh và mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Anh Nguyễn Lê Kim Phát (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ) là một trong những người thành công với phương pháp nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon.

Triển vọng từ mô hình nuôi lươn bằng bể bạt nilon
Mô hình nuôi lươn trong bể bạt phát triển mạnh và mang lại thu nhập cao cho nông dân

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Lê Kim Phát  về quê đầu tư  xây bể xi măng, đan sạp tre làm giá thể, mua 200kg lươn giống từ một cơ sở ở xã Láng Lớn, huyện Châu Đức về thả nuôi. Qua 14 tháng nuôi, anh thu được 1.700kg lươn thịt, giá bán 130.000 đồng/kg, nhưng  không có lãi.

Sau lần nuôi thất bại, anh Phát nhận thấy mô hình nuôi lươn bằng bể xây xi măng và giá thể bằng sạp tre khiến lươn bị trầy xước, gây bệnh ghẻ lở, lươn bị còi, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp. Ngoài ra, nuôi sạp tre cũng tốn nhiều nước, khó vệ sinh và khó phát hiện lươn bệnh, lươn ăn thịt lẫn nhau, thời gian nuôi dài, thức ăn cá xay trộn với cám viên dễ tan trong nước làm tăng chi phí. Từ đó, anh Phát đã tìm hiểu cách nuôi lươn từ các mô hình trên mạng internet và thay đổi phương pháp nuôi. Anh chuyển sang thiết kế khung sắt, lót bạt làm bể nuôi, sử dụng sợi nilon làm giá thể cho lươn trú ẩn. Anh Phát cho biết: “Lươn vốn dĩ là loài sống chui rúc, nên cần bố trí đất hoặc các loại giá thể vào hệ thống nuôi, tạo nơi trú ẩn cho lươn sinh sống và phát triển. Sử dụng giá thể bằng sợi nilon, mức nước chỉ cao 10-15cm, giúp tiết kiệm nước, sợi nilon dễ vệ sinh, chi phí lại thấp, chỉ bằng 1/5 so với hình thức cũ. Việc thiết kế bể nuôi lươn rất đơn giản, một bể bạt có diện tích 3m2 chỉ cần 26m  sắt hộp kích thước 25×25mm làm khung bao và 2m bạt có khổ 4m, đặt trên mặt nền bằng phẳng, khoét lù thoát nước để vệ sinh”. Với mỗi bể nuôi có diện tích 3m2, anh thả nuôi từ 4.500-5.000 con giống, sau 1,5-2 tháng phân cỡ, tách thành 2 bể, nuôi tiếp khoảng từ 7-8 tháng là thu hoạch. Về nguồn thức ăn cho lươn, anh dùng cám viên có hàm lượng đạm cao trộn với trùn quế theo tỷ lệ 7/3 làm thức ăn cho lươn.

Hiện nay, ngoài nuôi lươn thương phẩm, anh Phát còn tự nghiên cứu để ươm lươn giống. Với 30 khay ươm và 9 bể giống bố mẹ, mỗi tháng trung bình anh ươm khoảng 40.000 con giống, giá bán 4.500 đồng/con. Anh Phát cho biết: Ươm lươn giống hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch lại nhanh hơn lươn thương phẩm (khoảng 3 tháng), tuy nhiên việc ươm lươn giống rủi ro cao nên cần nắm rõ kỹ thuật. Thời kỳ sinh sản của lươn từ tháng 2 đến tháng 9, nhưng anh đã nghiên cứu thành công và ươm lươn giống quanh năm, bằng phương pháp làm mưa nhân tạo, nhờ vậy, trang trại của anh thường xuyên có giống  để cung cấp thị trường.

Theo kinh nghiệm của anh Phát, để lươn nhanh lớn và phát triển đều, ngoài việc chọn con giống tốt, rõ nguồn gốc, thức ăn đủ lượng, có hàm lượng đạm cao thì nguồn nước nuôi cũng rất quan trọng, nhất là hàm lượng pH trong nước phải được duy trì ổn định từ 6.5-8. Ngoài ra, lươn là loại sống trong môi trường nước phải đảm bảo không bị ô nhiễm bởi các loại chất công, nông nghiệp và kim loại nặng. Do đó, nguồn nước trong bể nuôi đều lấy từ giếng khoan, sau đó bơm chảy qua bể lọc, dự trữ ở bể lắng rồi mới bơm vào bể nuôi. Bể lọc cơ học gồm cát, đá mi, đá 4×6 và đá nâng pH. Đối với những khu vực nước có độ pH nhỏ hơn 5 thì nước phải cho chảy qua 2 bể lọc như vậy mới đảm bảo đúng kỹ thuật để lươn phát triển. Lươn ăn không nhiều nhưng phải đủ chất, thời gian lươn ăn chỉ trong vòng 15 phút là đủ đinh dưỡng cho 24 tiếng hoặc có thể lâu hơn. Để tránh ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa thời gian lâu, nước cần thay ngay sau mỗi bữa ăn của lươn (trung bình anh Phát cho lươn ăn 2 bữa sáng và tối, nước sẽ được thay sau mỗi bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ). Sau 1,5-2 tháng, lươn sẽ được phân cỡ tách đàn nuôi riêng theo kích thước.

Nói về mô hình của gia đình anh Phát, ông Huỳnh Thanh Viễn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Mỹ cho biết: Hội Nông dân  đã phối hợp với gia đình anh Phát để hướng dẫn thiết kế bể bạt và quy trình nuôi lươn cho bà con nông dân có nhu cầu đến tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình tại địa phương.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 03/10/2019
KIM HỒNG
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:51 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:51 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 17:51 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 17:51 20/12/2024
Some text some message..