Triển vọng từ mô hình trồng cây kết hợp nuôi cá ở xã Yên Lâm

Nhờ chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá và trồng xen nhiều loại cây ăn quả, anh Đàm Văn Thiện, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đang sở hữu mô hình phát triển kinh tế có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Triển vọng từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi cá ở xã Yên Lâm
Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Đàm Văn Thiện, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô.

Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp nên rất khó khăn. Để phụ giúp gia đình, sau khi tốt nghiệp THPT anh đã học nghề và làm lái xe tải chở vật liệu xây dựng. 

Nhờ sự cần cù, chăm chỉ, anh Thiện đã có việc làm, thu nhập ổn định. Nhưng từ khi lập gia đình và có con thì khoản thu nhập đó chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Thiện luôn nung nấu trong lòng những ý tưởng, những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. 

Anh luôn tự hỏi phải trồng cây gì và nuôi con gì để phù hợp với điều kiện đồng đất của địa phương. Nắm bắt chủ trương khuyến khích tích tụ ruộng đất, chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất các mô hình cây, con có giá trị kinh tế cao của xã Yên Lâm, anh Thiện đã mạnh dạn dồn đổi, thuê đất và xin xã cho chuyển đổi 1,7 ha sang trồng cây ăn quả tổng hợp kết hợp với nuôi cá. 

Năm 2017, với số vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng, anh thuê máy móc đắp vườn trồng cây và đào ao, kênh thả cá. Mô hình được thiết kế rất hài hòa, khoa học, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây ăn quả và tạo môi trường thuận lợi cho cá.

Hiện nay, mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Thiện có hơn 1.000 cây ăn quả các loại, trong đó có 300 cây dừa xiêm, 300 gốc chuối tây Thái Lan, 300 cây mít Thái, 200 cây bưởi Diễn, 70 cây ổi.... Các cây trồng đang phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở nơi đây. Nhiều loại cây đã ra quả và cho thu hoạch những lứa đầu tiên như: chuối, ổi, mít, bưởi diễn...

Dự kiến 2-3 năm nữa tất cả các cây trồng sẽ cho thu hoạch rộ và mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình. Bên cạnh đó, anh Thiện có 2 mẫu mặt nước chủ yếu nuôi các loại cá trắm, cá chim và cá đối, mỗi năm thu hoạch từ 1-1,5 tấn cá thương phẩm. Sau khi trừ chi phí dự kiến gia đình anh Thiện có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/ha/năm. 

Việc anh Thiện xây dựng thành công mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi cá đã tạo động lực cho các hộ dân trong xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các mô hình cây, con nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 15/08/2019
Giáng Hương
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:46 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:46 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:46 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:46 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:46 22/11/2024
Some text some message..