Triệu đồng một kg cua cốm

Cua cốm tự nhiên hiện nay khá hiếm nên dù giá lên tới gần triệu đồng một kg vẫn không đủ hàng để bán.

Cua cốm
Cua cốm tại một cửa hàng hải sản ở TP HCM. Ảnh: HSHL.

Liên tục cháy hàng cua cốm, chị Hằng, chuyên bán hải sản ở quận 8 cho biết, mỗi đợt về khoảng 20 kg nhưng đều được khách đặt mua hết trong ngày. 

"Loại 4-5 con một kg tôi bán giá 700.000 đồng. Năm nay cua cốm hiếm hàng nên giá tăng 15% so với năm ngoái. Mỗi mùa tôi chỉ bán được 5-7 đợt là hết hàng", chị Hằng nói và cho rằng, sở dĩ cua cốm luôn hút khách vì số lượng khan hiếm. Loại cua này có lớp da non bên trong. Trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ còn cách đào hang nên số lượng cua bán trên thị trường rất hiếm.

Cũng săn lùng mua sỉ cua cốm mỗi ngày, anh Hoàng, chủ cửa hàng hải sản ở quận Tân Bình (TP HCM) cho biết, phải thu mua cua của hàng chục người dân bắt mỗi ngày nhưng vẫn không đủ cung ứng cho đơn đặt hàng của khách.

"Vì cua tự nhiên không nhiều nên mỗi kg cua cốm loại 3-4 con một kg tôi bán với giá trên 1 triệu đồng, còn loại 4-5 con một kg có giá 800.000 - 900.000 đồng", anh Hoàng nói và cho hay, cua bắt ngoài tự nhiên thịt sẽ ngon hơn do nó phải thường xuyên vận động để tìm thức ăn, thịt dai, đậm vị và giàu dinh dưỡng. Còn cua nuôi, thịt sẽ bở và mềm hơn.

Theo dân địa phương ở Cà Mau, cua cốm là loại đặc sản quý hiếm nên khi đánh bắt được người dân chủ yếu để làm quá biếu hoặc để lại thưởng thức chứ ít bán thương phẩm. Do đó, hàng bán trên thị trường đa phần là hàng nuôi. Để phân biệt cua nuôi và tự nhiên thì cần quan sát bụng cua. Với cua tự nhiên, bụng thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi, phần bụng dưới thường trong, dáng vẻ yếu ớt, thịt mỏng.

Cua cốm còn được gọi là cua hai da, một trong những đặc sản hiếm chỉ có theo mùa. Chúng thường có nhiều vào giữa tháng 10. Điểm đặc biệt của loại này là có phần gạch ngon và nhiều dinh dưỡng. Đây là lớp chất dinh dưỡng mà cua dự trữ để nuôi cơ thể trong những ngày lột xác không đi kiếm ăn được. Gạch cua cốm có màu vàng nhạt, thơm ngon, béo, bùi, không bị cứng và ăn không ngán như gạch son ở cua gạch.

VnExpress
Đăng ngày 06/11/2019
Hồng Châu
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 16:50 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 16:50 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 16:50 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 16:50 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:50 12/12/2024
Some text some message..