Trữ lượng thủy sản của Ấn Độ đang trong tình trạng suy kiệt

Theo một báo cáo mới được công bố ngày 8/6, 90% trữ lượng thủy sản của Ấn Độ đang ở mức kém bền vững. Các loài cá lớn với chu kỳ sống dài đã bị khai thác quá mức và hiện Ấn Độ đang phải đánh bắt các loài cá nhỏ hơn như cá mòi. Các năm trước đây, sản lượng cá mòi chiếm tới 16% tổng sản lượng thủy sản đánh bắt của Ấn Độ.

Người dân Kerala Ấn Độ kéo lưới (Ảnh: http://www.flickr.com)

Người dân Kerala Ấn Độ kéo lưới (Ảnh: http://www.flickr.com)

Sản lượng thủy sản đánh bắt của Ấn Độ cũng bị lãng phí nghiêm trọng. Lượng thủy sản đánh bắt hỗn hợp thường được bán làm thức ăn chăn nuôi gia cầm hoặc bán làm thức ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1985 đến nay, sản lượng thủy sản đánh bắt hỗn hợp hay sản lượng thủy sản không mong muốn đã tăng hơn gấp đôi. Báo cáo cũng chỉ ra có tới 25% sản lượng thủy sản đánh bắt của Ấn Độ bị loại bỏ.

Báo cáo đưa ra lời cảnh báo nếu tình trạng này không được cải thiện, khoảng 15 triệu người dân sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành thủy sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành xuất khẩu thủy sản Ấn Độ tạo nguồn thu 2,8 tỷ USD niên vụ 2010-2011 và chính phủ đặt ra mục tiêu con số này tăng lên 6 tỷ USD vào năm 2015.

Ấn Độ sản xuất khoảng 9 triệu tấn thủy sản hàng năm, nhưng chỉ 9 - 10% tức khoảng 880.000 tấn dành cho xuất khẩu. Các mặt hàng bán ra nước ngoài chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua, phần lớn đến từ bờ biển Kerala, Maharashtra, Tamil Nadu và Tây Bengal. Mức tiêu thụ cá của Ấn Độ tăng từ 2,9 kg/người/năm vào năm 1981 lên tới 4,7 kg kể từ năm 2000 tới nay.

Tình trạng trữ lượng thủy sản Ấn Độ bị cạn kiệt càng trở nên nghiêm trọng hơn do ô nhiễm, sự xuống cấp của các khu vực thủy sản như rừng ngập mặn và khu vực cửa sông, nước thải từ các nhà máy nhiệt điện, lượng chất thải công nghiệp, chất thải từ các khu đô thị và vùng ven biển do tình trạng phát triển quá mức của nền kinh tế. 

Theo Indiatimes
Đăng ngày 12/06/2012
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 15:40 25/09/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 15:40 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 15:40 25/09/2024

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 15:40 25/09/2024

Một số cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

Tôm thẻ chân trắng
• 15:40 25/09/2024
Some text some message..