Trung Quốc cấm tôm Ecuador: Cơ hội hay thách thức cho tôm Việt Nam?

Trong tháng 9/2019, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm NK tôm từ năm công ty xuất khẩu tôm lớn của Ecuador do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan vào nước này. Rõ ràng, sau lệnh cấm của Trung Quốc, xuất khẩu tôm của Ecuador sang thị trường này đã giảm, còn với tôm Việt Nam thì sao? Đó là cơ hội hay thách thức?

Trung Quốc cấm tôm Ecuador: Cơ hội hay thách thức cho tôm Việt Nam?
Chế biến tôm xuất khẩu

Ngày 9/9/2019, Trung Quốc ra lệnh cấm NK tôm từ 2 công ty tôm lớn nhất của Ecuador là Industrial Pesquera Santa Priscila và Omarsa do phát hiện virus đốm trắng (WSSV) và virus đầu vàng (YHV) có trong sản phẩm tôm XK của 2 công ty này. Đây là những virus gây bệnh cho tôm. Virus đầu vàng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của tôm và virus đốm trắng ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chức năng vận động của chúng.

Ngày 11/9/2019, Trung Quốc tiếp tục cấm nhập khẩu tôm từ ba công ty nữa của Ecuador gồm Expalsa, WinRep và Congelados Y Frescos với lý do là phát hiện thấy virus đốm trắng và virus hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV).

Sau các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã cho phép Omarsa xuất khẩu trở lại trong khi vẫn áp dụng lệnh cấm với bốn công ty còn lại. Bốn công ty còn lại hiện chỉ được phép xuất khẩu thịt tôm hấp chín sang Trung Quốc. Năm công ty chịu lệnh cấm của Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Ecuador.

Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn nhất của Ecuador. 5 năm trước đây, Trung Quốc chiếm 30% tổng xuất khẩu tôm của Ecuador (68.603 tấn, trị giá 584 triệu USD). Năm 2018, tỷ trọng này tăng lên 61% tương đương 281718 tấn. Ecuador cũng là nguồn cung tôm lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Trung Quốc. Việt Nam là nguồn cung đứng thứ 5, chiếm 4,8%.

Tám tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc đạt 210.000 tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lệnh cấm đã khiến xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc sụt giảm trong tháng 9.

Trung Quốc cũng là một trong những thị trường XK lớn của DN tôm Việt Nam, hiện nay thị trường này lớn thứ 5. Việc Trung Quốc giảm NK tôm từ Ecuador do lệnh cấm có thể tạo cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này không hẳn kéo dài mãi vì lệnh cấm còn tùy thuộc vào các yếu tố như chính trị, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa 2 nước...mà được dỡ bỏ sớm hay muộn.

Nhìn lại những năm gần đây, cộng với việc Trung Quốc cấm tôm Ecuador cho thấy rõ xu hướng của các nước vừa có nuôi tôm vừa nhập khẩu tôm như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc là họ chắc chắn phải kiểm tra chặt chẽ vấn đề dịch bệnh trong tôm nhập khẩu để đảm bảo cho sản xuất trong nước của họ.

Do vậy, ngành tôm và doanh nghiệp tôm Việt Nam cần nhìn rõ thách thức từ việc Trung Quốc cấm tôm Ecuador. Thứ nhất, lệnh cấm đối với tôm Ecuador được dỡ bỏ sớm hay muộn, chúng ta không thể lường trước, có thể tùy thuộc vào diễn biến chính trị, thương mại mà Trung Quốc đang liên quan, có thể tùy vào quan hệ ngoại giao của Ecuador với Trung Quốc…Nếu doanh nghiệp Việt Nam đổ xô xuất khẩu nhiều vào thị trường này, có thể sẽ bị thụ động khi tình huống thay đổi, dẫn đến bị ép giá, hạ giá...

Khả năng thứ 2 rất có thể xảy ra là sau Ecuador, sẽ là Ấn Độ, Việt Nam và một số nước sản xuất tôm khác. Do vậy, chúng ta phải lường trước khả năng này, sẵn sàng trước xu hướng tăng cường kiểm tra dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu tôm như Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc và có thể sẽ có các thị trường khác. Và sẽ không phải chỉ kiểm tra với bệnh đầu vàng, đốm trắng trên tôm mà cả các bệnh khác như MBV (bệnh tôm còi do tôm nhiễm virus MBV), bệnh đuôi đỏ hay hội chứng Taura, bệnh hoại tử dưới vỏ trên tôm (IHHNV)…

Đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, từ năm 2014, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản, theo đó Trung Quốc giám sát 4 loại bệnh: đầu vàng đốm trắng, MBV, Taura, IHHNV đối với tôm sú, tôm chân trắng sống. Tuy nhiên, các nhà sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam cũng cần lường trước về khả năng Trung Quốc sẽ kiểm tra khắt khe hơn về dịch bệnh trong tôm xuất khẩu từ Việt Nam, có thể không chỉ kiểm tra tôm sống và các dạng sản phẩm khác như ướp lạnh, đông lạnh.

Vì vậy, ngành tôm Việt Nam cần chủ động trong việc kiểm soát, quan trắc dịch bệnh (chú trọng môi trường ao nuôi, con giống, dinh dưỡng…), đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong sản phẩm xuất khẩu không chỉ sang thị trường Trung Quốc mà cả các thị trường khác.

Vasep
Đăng ngày 16/10/2019
Kim Thu
Kinh tế

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 14:56 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:56 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 14:56 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 14:56 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 14:56 16/01/2025
Some text some message..