Trung Quốc tăng kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu, doanh nghiệp cá tra nên bình tĩnh

Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm từ hàng đông lạnh nhập khẩu, thời gian gần đây cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát đối với hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam.

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cảnh Kỳ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. VASEP cho hay, từ ngày 10/11/2020 đến nay, cơ quan thẩm quyền tại cửa khẩu Trung Quốc bắt đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% lô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn và quan trọng như Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân, Thanh Đảo...

Theo quy định mới này, các lô hàng thủy sản đông lạnh bao gồm cá tra phi-lê sẽ phải lấy mẫu kiểm tra COVID-19 trên bao bì và sản phẩm ngay tại cảng. Tuy nhiên, thời gian để kiểm soát tư khi lấy mẫu đến khi trả kết quả để thông quan vẫn chưa có hướng dẫn và thông tin rõ ràng, cụ thể, khiến lượng hàng hóa bị ách tắc ngay tại cảng rất lớn.

Theo VASEP, tình hình trên sẽ sớm được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc giải quyết để đảm bảo hoạt động nhập khẩu hàng hóa tăng cao phục vụ cho dịp cuối năm. Bên cạnh đó, VASEP đã cập nhật tình hình và đề xuất Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao làm việc với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc để sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dựa trên cơ sở Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.

“Rất mong các doanh nghiệp bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá nguyên liệu vì việc làm này không giúp giải quyết ách tắc hàng ở các cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời xuất hàng đến các cảng không bị kẹt, đồng thời thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý” – VASEP cho hay.

Kể từ tháng 8/2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, giá cá tra trong nước tăng trở lại, người nuôi có lãi. Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 của xuất khẩu cá tra Việt Nam khi chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch trong 10 tháng đầu năm 2020.

VASEP cho biết, tính đến hết tháng 10/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,21 tỷ USD, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 428,3 triệu USD, chiếm 35,3% tổng xuất khẩu cá tra và giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu nhập khẩu của thị trường sôi động trở lại, đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL và giá xuất khẩu trung bình tăng lên. Trong tháng 10/2020, số lượng doanh nghiệp cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc tăng, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt tới 80 triệu USD, chiếm đến 47% tổng xuất khẩu cá tra.

Tuy nhiên, cho tới nay, trữ lượng tồn kho sản phẩm cá thịt trắng, cá rô phi của doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc vẫn còn nhiều do hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng. Do đó, Chính phủ nước này có thể sẽ đưa ra một số chính sách nhằm giảm nhập khẩu thủy sản trong thời gian tới.

Trong khi đó, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 196,7 triệu USD (giảm 15,5%) và xuất khẩu cá tra sang ASEAN đạt 113,3 triệu USD, giảm gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đăng ngày 27/11/2020
Cảnh Kỳ
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:21 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:21 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:21 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:21 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:21 25/11/2024
Some text some message..