Từ cây lúa đến con tôm - Thách thức cần lời giải

Trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã hoàn tất việc chuyển đổi canh tác từ lúa sang tôm, đây một sự chuyển đổi canh tác khó có thể xảy ra ở những thập kỷ trước, tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp và nhanh chóng của biến đổi khí hậu đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này.

mô hình tôm - lúa kết hợp
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, tuy nhiên doanh thu từ xuất khẩu tôm đã vượt qua xuất khẩu lúa gạo từ năm 2013. Ảnh: Vietnam clean energy

Mực nước biển tăng đã làm hiện tượng xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, và xu hướng nuôi tôm ở những vùng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp tôm ở Việt Nam. Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu tôm gấp đôi sản lượng, và đến 2025 dự kiến sẽ đạt được 10 tỷ đô la tổng giá trị xuất khẩu trong ngành tôm. Những người nông dân ở vùng đồng bằng Sông cửu Long có thể được hưởng lợi từ những hoạt động tập huấn từ chính quyền địa phương, hỗ trợ cho vay và các hoạt động khác. Chị Thủy - người dân tại Sóc Trăng - chia sẻ trên hãng thông tấn Reuters: “Cuộc sống còn nhiều khó khăn cho đến khi bắt đầu tìm hiểu và chuyển sang nuôi tôm”, chị nói thêm “Xung quanh đây có rất nhiều những hộ nuôi đã có thể sửa sang lại nhà cửa, khang trang hơn và có những tài khoản tiết kiệm đầu tiên”. 

lúa-tôm
Mô hình trồng lúa nuôi tôm kết hợp ở Tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hiển La

Hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng bởi sự kết hợp giữa sự gia tăng mực nước biển do hiệu ứng nhà kính và các công trình thủy lợi xây dựng ở thượng nguồn làm giảm dòng chảy nước ngọt xuống hạ nguồn. Anh Tạ Thanh Long, một người nông dân đã chuyển từ lúa sang nuôi tôm chia sẻ rằng: “Chúng tôi trồng lúa nhưng rốt cục thì cũng không thu hoạch được lúa, có một thời gian có thể trồng lúa ở vùng này (Sóc Trăng) tuy nhiên mỗi năm nước sông lại càng mặn hơn”.

Ông Dương Minh Hoàng, nguyên giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng cho biết, ít nhất khoảng một phần ba các khu vực canh tác lúa, dọc theo 72 cây số đường ven biển tỉnh Sóc Trăng đã chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong vài năm trở lại đây. Ông Hoàng cũng cho biết: “chúng tôi đã khuyến cáo người nông dân chuyển đổi canh tác để có thể thích nghi với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu ảnh hưởng khắp nơi tại đây và chúng tôi phải cố gắng thích nghi để có thể tồn tại”.

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, tuy nhiên doanh thu từ xuất khẩu tôm đã vượt qua xuất khẩu lúa gạo từ năm 2013 và đang tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Ông Tạ Thanh Tùng, 44 tuổi, một trong 5 người anh em của bà Thủy chia sẻ, “Có rất nhiều thương lái đến khu vực này thu mua tất cả tôm mà chúng tôi nuôi, và chúng tôi nghe nói rằng họ xuất khẩu lượng tôm này qua Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

Những nhà phân tích kỳ vọng rằng xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ tăng 5-10% mỗi năm trong thập kỷ tới, bởi sự gia tăng diện tích nuôi 3-5% mỗi năm và tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này có thể làm giảm áp lực về kinh tế mà các quốc gia Đông Nam Á nói chung phải đối mặt trong những năm tới, bởi vì ngân hàng thế giới ước tính rằng, chỉ riêng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu nhập quốc dân của Việt Nam 3.5% vào năm 2050.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ canh tác lúa sang nuôi tôm cũng đem lại nhiều vấn đề liên quan đến môi trường. Tổ chức phi chính phủ, trụ sở Thụy Sĩ, và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ước tính rằng hơn phân nửa rừng ngập mặn tự nhiên có chức năng nhằm chống xói mòn bờ biển và ngăn nước dâng do bão sẽ bị khai thác để xây dựng các ao nuôi tôm.

Các chuyên gia Nuôi trồng thủy sản đã nhấn mạnh sự thiếu giám sát điều chỉnh đối với sự “bùng nổ” của các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, với nhiều câu hỏi được đặt ra từ cái cách họ sử dụng những nguyên liệu thô để chế biến thức ăn cho tôm, đến cái cách các hộ nuôi này quản lý nước thải và chất thải trong các ao nuôi. Và cũng có những sự lo ngại đặc biệt về chuyện sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho tôm. Các chất kháng sinh hoàn toàn có thể hòa vào dòng nước thải thường được xả ra ngoài, không được xử lý đúng cách, và cuối cùng là quay ngược về các nguồn nước tự nhiên. Việc này làm tăng nguy cơ ô nhiễm hóa chất trong môi trường và làm suy giảm nghiêm trọng chuỗi thức ăn.

Ông Matt Landos, nhà khoa học về thú y, chuyên ngành sức khỏe động vật thủy sản cho biết: “Trong khi vấn nạn khai thác thủy sản quá mức và những công trình thủy điện đã được nhận thấy và được thảo luận tìm giải pháp, thì vấn đề về ô nhiễm hóa chất vô hình này vẫn chưa được xem xét kỹ càng, tuy nhiên sự xuất hiện của các kháng sinh, hóa chất chắc chắn ảnh hưởng xấu đến năng xuất trong ngành thủy sản” 

Theo chia sẻ của thầy Lê Anh Tuấn, Giáo sư tại Khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ, nếu mực nước biển tăng lên từ 0.7 đến 1 mét, thì khoảng 40% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chìm trong nước. Trong thực tế hiện nay, những hộ nuôi tôm cho biết họ đang phải đối phó với những dấu hiệu đáng lo ngại về hiện tượng xâm nhập mặn. Bà Thủy chia sẻ: “Giờ chúng tôi phải đào giếng sâu hơn để lấy nước ngọt, và chúng tôi rất lo ngại rằng do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi tôm của chúng tôi một ngày nào đó sẽ bị nước biển nhấn chìm.”

Khanh Vu (2021). Faced with climate challenges, Vietnamese rice farmers switch to shrimp [online], viewed 1st April 2022, from:< reuters.com>. 

Đăng ngày 11/04/2022
Hiển La @hien-la
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:32 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 11:32 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 11:32 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 11:32 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:32 05/02/2025
Some text some message..