Từ lời hứa của người lính trở thành ông “vua” surimi

Đi đầu trong việc chế biến cá xay nhuyễn (surimi), ông Lê Văn Kháng - Chủ tịch HĐQT - TGĐ Cty CP thủy sản & XNK Côn Đảo (Coimex) - đã mở ra cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam một hướng đi mới, biến cá tạp thành đôla, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn ngư dân.

Lê Văn Kháng
Anh hùng Lao động Lê Văn Kháng.

Từ một người lính sau giải phóng, ông Kháng tiếp tục tham gia xây dựng Côn Đảo. Nơi đây, ông đã tự hứa rằng: “Còn sống ngày nào là tôi mang hết tâm sức, trí tuệ của mình xây dựng Côn Đảo thật sự giàu mạnh”. Bởi vậy, suốt hơn 20 năm qua, Cty vẫn mang tên Côn Đảo là vì niềm tự hào và điều hứa thiêng liêng đó” - ông Kháng chia sẻ.

Năm 1992, Coimex được thành lập từ 2 xí nghiệp là Xí nghiệp vận tải và khai thác hải sản Bến Đầm và Cty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Côn Đảo. Lúc đó, Coimex trở thành DN thủy sản duy nhất còn lại của Côn Đảo, nhưng cơ ngơi chỉ có 6 chiếc tàu đánh cá, trong đó 1 tàu hoạt động cầm chừng, 1 tàu mục nát, 2 tàu phải sửa chữa lớn, ông Kháng đã mạnh dạn vay vốn bằng thế chấp tài sản cá nhân để sửa chữa, nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ chuyến đánh bắt, sau đó quy về bán cá lại cho khách hàng. Kết quả từ lúc thành lập đến năm 1995, Cty đã có đoàn tàu 26 chiếc với trang thiết bị thông tin liên lạc, ngư lưới cụ đảm bảo hoạt động đánh bắt dài ngày trên biển, doanh thu tăng từ 2,6 tỉ đồng lên 106 tỉ đồng.

CN Cty Coimex sản xuất sản phẩm cá xay nhuyễn surimi.
CN Cty Coimex sản xuất sản phẩm cá xay nhuyễn surimi.

Ông Kháng cho biết, ông tới với thương hiệu surimi khi hoạt động đánh bắt cá ngày càng khó, sản lượng khai thác khoảng 100 tấn/chuyến tàu/ngày nhưng chỉ 30% là cá to, mực ống, được chọn để xuất khẩu. Số còn lại, phải bán rẻ cho người chăn nuôi làm thức ăn, phân bón, làm khô, mắm.

Trong khó khăn, ông Kháng quyết tìm một hướng đi mới và phát hiện ra một thị trường rộng lớn từ surimi, sang Hàn Quốc học nghề, vay tiền ngân hàng nhập khẩu máy móc, mở nhà máy đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà máy chạy hết công suất với 100 tấn/ngày, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Sau bước đi đó, ông tiếp tục cổ phần hóa Coimex và mở rộng vùng nguyên liệu xuống Hậu Giang, ra đến tận Thanh Hóa. Mỗi năm, Coimex xuất khẩu 24.000 tấn surimi sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu...

Đầu năm 2013, ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Ông Kháng cho biết: Hiện Coimex đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 1.200 công nhân ở 4 nhà máy, với mức lương thấp nhất là 5,5 triệu đồng/người/tháng. 

Lao động
Đăng ngày 09/07/2013
Doanh nghiệp

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 02:14 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 02:14 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 02:14 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 02:14 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 02:14 27/04/2024