Tự tạo cơ hội: Nuôi lươn trong can nhựa

Sau nhiều lần thất bại, ông Bùi Tấn Thịnh (62 tuổi, ngụ KV.4, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang) đã thành công với mô hình nuôi lươn trong can nhựa, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

lươn
Ông Thịnh kiểm tra lươn giống

Năm 2007, ông Thịnh quyết định chọn nuôi lươn vì có giá trị kinh tế rất cao. Lúc đầu, ông nuôi trong bể xi măng nhưng liên tục thất bại, hàng chục triệu đồng dành dụm cũng tiêu tan. Không nản lòng, ông tiếp tục dành dụm tiền mua lươn giống về thử nghiệm nuôi tiếp. Sau thời gian dài nghiên cứu, đến năm 2013, ông nghĩ ra cách nuôi lươn trong can nhựa để vào môi trường nước tự nhiên.

Ông Thịnh sử dụng can nhựa loại 30 lít, sau đó đục nhiều lỗ xung quanh với 2 kích cỡ là 10 mm và 6 mm, dùng cho 2 cỡ lươn giống, các lỗ này có tác dụng cung cấp ô xy để lươn sống đồng thời thải loại thức ăn dư thừa, chất dơ trong can. Sau đó, ông xỏ một số thanh tre ngang can để lươn quấn vào ăn và nghỉ.

Các can nhựa được thả xuống ao, treo cố định vào một khung tre hình chữ nhật, khung tre cách mặt nước khoảng 40 - 50 cm, các can nuôi lươn cách mặt nước từ 20 - 30 cm. Đặc biệt, ông thiết kế một túi vải xung quanh có khoét nhiều lỗ rồi để thức ăn vào đó. Túi này được xỏ dây cố định ở nắp can, khi đói lươn sẽ tự rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.

“Cái túi này coi đơn giản vậy chứ rất lợi hại, quyết định sự thành công. Bởi vì thông qua lượng thức ăn khi để vào sau đó kiểm tra còn nhiều hay ít sẽ biết được sức khỏe lươn thế nào mà chăm sóc”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, cỡ lươn giống từ 30 - 40 con/kg, thức ăn nuôi lươn là hỗn hợp thịt ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá, cám chỉ cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều. Trung bình 1 can nhựa sẽ nuôi được khoảng 1 kg lươn giống và sau 8 tháng đạt trọng lượng từ 300 - 400 gr/con là thu hoạch. Khi xuất bán, 1 can nhựa có thể đạt từ 14 - 15 kg lươn thịt, lời hơn 1 triệu đồng.

Ông Thịnh chia sẻ: “Với cách nuôi này, người nuôi không cần phải thay nước cho lươn nên đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, lươn phát triển tự nhiên, có màu vàng và bóng, gần như không hao hụt trong quá trình nuôi”. Vụ lươn vừa rồi, với 24 can nhựa, ông Thịnh thu hoạch được 310 kg lươn thương phẩm, với giá bán trung bình 160.000 đồng/kg, lời gần 30 triệu đồng. Hiện ông Thịnh đang chuẩn bị 40 can nhựa để nuôi vụ lươn mới.

Theo ông Thịnh, còn một yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của cách nuôi này là thuần lươn giống trước khi đưa vào can nuôi. Ông sử dụng những cây thuốc nam do ông tự nghiên cứu và thực hiện. Vì thế, ngoài nuôi lươn thương phẩm, ông Thuận còn thuần dưỡng lươn giống để cung cấp đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ai có nhu cầu lươn giống chỉ cần điện thoại đến đặt hàng ông sẽ tìm nguồn trong tự nhiên thông qua đầu mối ở các chợ nông thôn rồi gom về, phân cỡ thuần dưỡng và giao cho khách. Với cách làm này, có tháng ông Thịnh giao cho khách hơn 300 kg lươn giống với giá từ 170.000 - 220.000 đồng/kg tùy kích cỡ.

“Vì lươn giống tôi gom từ tự nhiên nên nhiều kích cỡ, rồi cách đánh bắt khác nhau. Do đó, việc thuần dưỡng trước khi nuôi rất quan trọng, khi đã thuần dưỡng xong giao cho khách coi như người nuôi sẽ đảm bảo thành công. Ngoài ra, tôi còn đến tận nơi hoặc có thể thông qua điện thoại tư vấn, hướng dẫn cách nuôi để làm thế nào giúp bà con nuôi đạt hiệu quả cao nhất”, ông Thịnh nói.

Thanh Niên, 16/05/2016
Đăng ngày 17/05/2016
Nguyên Đạt
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:11 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:11 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:11 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:11 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:11 12/12/2024
Some text some message..