Tỷ phú cá tra còn sót lại

Trong khi nhiều tỷ phú cá tra miệt sông nước miền Tây dần trở thành “Chúa Chổm” khi ngành cá tra bắt đầu lao dốc từ năm 2008, thì ông Nguyễn Văn Đời (ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) vẫn sống tốt và sống khỏe với thành tích 11 năm nuôi cá tra chưa bao giờ... lỗ.

ông Năm Đời
Ông Năm Đời (phải) tiếp đoàn cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đơn vị đáp ứng nguồn vốn để ông phát triển trang trại cá tra 13ha.

Từ trụ sở UBND xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), chúng tôi tìm đến gia đình ông Năm Đời (Nguyễn Văn Đời) - một trong số những tỷ phú cá tra... còn sót lại sau những đợt khủng hoảng của ngành cá tra Việt Nam.

Từ 5.000m2 ao cá...

Mắc cỡ khi bắt tay chào khách vì những vết chai sần, thô ráp những u cục, ông Năm Đời giải thích: “Đó là dấu vết hơn chục năm lam lũ, cố gắng lắm với con cá tra để có cơ ngơi hôm nay”. Rồi những câu chuyện gắn liền với cuộc đời ông và con cá tra cứ thế hiện lên như những thước phim quay chậm. Ông Năm Đời khởi nghiệp nuôi cá tra từ năm 2003. Khi ấy, ông nuôi bằng hình thức đăng quầng ven sông Tiền trên diện tích mặt nước 5.000m2. Thời kỳ chập chững bước vào nghề, do chưa nắm vững kỹ thuật lại thiếu vốn liếng và giá cả biến động, mô hình nuôi chưa phù hợp nên nhìn chung, hiệu quả mang lại không cao.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Năm Đời đi đến quyết định chặt bỏ vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch trên diện tích 9ha đất vườn nhà để đào thành 11 ao nuôi cá tra theo hình thức thâm canh. Cách thiết kế ao của ông Năm Đời cũng không giống ai. Mỗi ao có độ sâu từ 3 - 3,5m; từng ao đều có lắp đặt cống đập để thoát nước và lấy nước sản xuất riêng biệt đảm bảo nguồn nước trong ao luôn lưu thông, nước sạch, cung cấp đầy đủ ôxy cho cá thở và phát triển. 

Sang năm 2004, từ nguồn lợi nhuận ban đầu thu được từ con cá tra, cùng với vốn vay khởi nghiệp của Ngân hàng NNPTNT, ông Đời mở rộng diện tích nuôi cá tra lên 13ha. Ông kể: “Trước khi bắt đầu vụ nuôi, tôi cho người vét đáy ao, diệt cá tạp, bón vôi với liều lượng trung bình 500kg/ha. Khi đã xử lý ao xong, bắt đầu lấy nước vào chuẩn bị cho vụ sản xuất thông qua hệ thống cống đập. Về giống, do đặc thù mô hình nuôi thâm canh cần mật độ dày nên tôi thả lượng giống 60 con/m2 mặt nước và dùng thức ăn viên công nghiệp của Công ty Cỏ May. Thời gian nuôi trung bình 10 tháng thì xuất bán theo hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong và ngoài tỉnh”.

Dẫn chúng tôi tham quan ao nuôi, ông hào hứng hướng dẫn quy trình xử lý ao, cách thả giống, mật độ… Chốc chốc ông lại nhắc công nhân của mình chú ý vớt rác và căn đúng giờ cho cá ăn. Ông Năm Đời cười: Đã nuôi nó (ý chỉ con cá) thì phải chú ý từng ly, từng tý vậy đó. Sơ sảy một chút là nhiễm bệnh cả ao.

Có lẽ, cũng bởi gắn bó với con cá tra như thế, cùng với những kiến thức về mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc theo quy trình khoa học đã được hướng dẫn chuyển giao từ cán bộ thủy sản và qua tài liệu mà ông học tập được, năng suất cá tra nuôi thâm canh của lão nông Năm Đời trung bình đạt tới 280 tấn/ha. Ông nhớ lại: “Những năm đó, tôi chỉ lo bị rớt giá thôi chứ chuyện bệnh tật tôi rành lắm”.

Và rồi, lo lắng của ông đã trở thành hiện thực, giá cá tra bắt đầu “lao dốc” xuống 16.000 đồng/kg vào năm 2008, sau đó liên tiếp từ năm 2010 đến nay, người nuôi cá tra càng làm càng lỗ, nhưng với ông Năm Đời: “Năm nào giá sát quá thì ao nọ bù ao kia, suốt 11 năm nay tôi nuôi chưa bao giờ bị lỗ”. Cụ thể, những năm giá cá tra rớt xuống thê thảm (khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg), ông chạy khắp nơi tìm doanh nghiệp để nuôi gia công cho họ. Thậm chí có năm bị “vướng” cá quá khổ, quá size, người ta bán giá 12.000 đồng/kg, nhưng nhờ nuôi gia công cho doanh nghiệp, ông Năm Đời vẫn bán được với giá 15.500 đồng/kg. Cầm cự đến tháng 9 năm đó thì cá tra lại lên giá và ông thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. “Có lẽ là nhờ nắm rõ quy trình chăm sóc, các giai đoạn phát triển của cá, tôi đã tổng kết được chế độ ăn của cá sao cho giảm giá thành đến mức thấp nhất nhưng cá vẫn phát triển tốt. Nhờ vậy, giá thành sản xuất cũng không cao nên không phải bù lỗ…” - ông Năm Đời đúc kết.

Đến lão nông trăm tỷ với bí quyết cắt lỗ

Qua nhiều năm thành công với mô hình nuôi cá tra, ông Năm Đời đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý. Đó là cần được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật kịp thời của cán bộ khuyến nông, đặc biệt trong công tác phòng bệnh cho cá tra trong ao, định kỳ bổ sung vitamin C, Premix... Chú ý xử lý nước để môi trường luôn trong sạch, không sử dụng hóa chất kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng của Bộ NNPTNT để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. “Nhiều người nuôi không thường xuyên hút bùn đáy ao dễ gây ra dịch bệnh. Riêng tôi năm nào cũng hút bùn đáy ao định kỳ để chủ động phòng tránh dịch bệnh cho cá, nuôi rải vụ và tránh thu hoạch vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm vì giai đoạn này giá thường thấp” - ông Đời nói.

Khi chúng tôi hỏi về “kinh nghiệm” vượt qua khó khăn trong giai đoạn ngành cá tra “tụt dốc”, ông Đời cho biết: Điều quan trọng nhất đối với người nông dân nuôi cá tra số lượng lớn là phải liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu để giải quyết đầu ra ổn định cho cá tra thương phẩm, tránh thiệt hại cho người nuôi khi thị trường giá cả gặp biến động. Bản thân tôi đã chủ động liên hệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Khu công nghiệp Mỹ Tho như: Công ty Đại Thành, Công ty Vạn Đức... để giải quyết đầu ra cho con cá tra xuất khẩu nên rất an tâm tổ chức sản xuất hiệu quả. 

Được biết, trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Đời thu hoạch được hơn 5.000 tấn cá tra thương phẩm. Qua hạch toán cho thấy, giá cá tra trong năm có biến động từ 20.000- 24.500 đồng/kg, tùy thời điểm, so với chi phí sản xuất khoảng 20.000 – 21.000 đồng/kg, trung bình mỗi kg cá cho ông thu nhập khoảng 3.000 đồng. Tính chung cả năm, ông Nguyễn Văn Đời lãi ròng từ mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao đất trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra, với 7ha đất trồng nhãn Ido, mỗi năm cho thu thêm lợi nhuận gần tỷ đồng, ông Năm Đời trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất miệt cù lao Tân Phong. Còn nếu tính tổng tài sản từ các ao cá của ông giờ đây đã có giá trị lên tới cả trăm tỷ đồng.

Vụ nuôi năm 2015 này, tôi dự định sẽ áp dụng nuôi theo tiêu chí VietGAP, nhằm từng bước nâng chất lượng cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu phù hợp với xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay. Ông Nguyễn Văn Đời

Báo Dân Việt, 07/05/2015
Đăng ngày 08/05/2015
Quốc Hải
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 06:43 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 06:43 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 06:43 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:43 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 06:43 16/06/2025
Some text some message..