Ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật nuôi tôm

TS. Nguyễn Tấn Sỹ, phó viện trưởng Viện nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) cho biết, hiện nay nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng công nghiệp đang gây sức ép rất lớn đến môi trường nuôi.Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học có thể giải quyết được nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật nuôi tôm.

ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm
Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học có thể giải quyết được nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật (ảnh chụp nuôi tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)

Theo TS. Nguyễn Tấn Sỹ, hiện nay, ước tính khoảng 30% lượng nitơ từ thức ăn được tích lũy thành sinh khối trong cơ thể tôm, 70% lượng nitơ còn lại thải vào môi trường qua sản phẩm bài tiết của tôm và lượng thức ăn thừa. Trong ao nuôi thâm canh, 90% lượng nitơ tích lũy trong chất thải ở dạng amonium (NH3/NH4).Amonium hình thành trong ao có thể do từ sản phẩm bài tiết của tôm, từ quá trình khoáng hóa chất hữu cơ tạo nên (vi khuẩn). Trong môi trường ao nuôi, amonium là khí độc, gây chết tôm nếu tồn tại với tỷ lệ cao ở dạng NH3 (phụ thuộc vào pH); gây nên sự phì dưỡng, dẫn đến sự nở hoa của tảo. Tảo tàn lụi sẽ gây nên sự căng thẳng về môi trường. Xác tảo bị phân hủy, tái khoáng hóa tạo thành amonium. Ngoài ra, nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát khắp nơi, giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp do có nhiều rủi ro, chất lượng sản phẩm kém do dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại, tôm xuất khẩu vào các thị trường thế giới luôn gặp khó khăn.

Trước thực trạng trên đã có nhiều giải pháp đưa ra để nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phát triển, cụ thể như: giảm mật độ nuôi để hạn chế rủi ro. Tôm chân trắng nên nuôi với mật độ khoảng 80 con/m2; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn để hạ giá thành sản phẩm; có thể nuôi cá chẽm, rô phi, cá măng, bào ngư… nhằm thay đổi ký chủ để hạn chế dịch bệnh; nuôi ghép với các đối tượng khác để dọn sạch chất thải và khí độc trong ao nuôi; nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy và tái sử dụng nước; ứng dụng công nghệ sinh học; sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) trong cải tạo ao, xử lý nước cấp, xử lý nước trong quá trình nuôi, xử lý nước thải, xử lý chất thải; cuối cùng là sử dụng công nghệ Biofloc, Coperfloc.

Theo TS. Nguyễn Tấn Sỹ, trong các giải pháp trên thì giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học có thể giải quyết được nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật. Thành phần chế phẩm sinh học gồm các vi khuẩn có lợi như: Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitribacter… và các chất dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động sống của vi khuẩn như các đường đơn, muối calci, muối magnesium...

Trong nước, chế phẩm sinh học có tác dụng kích thích sự phát triển vi khuẩn có lợi, cạnh tranh môi trường sống, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, ổn định môi trường ao nuôi. Đồng thời, giúp chuyển hóa các chất hữu cơ như: thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã thành chất vô cơ không độc hại cho tôm nuôi và chuyển các chất độc hại như NH3, NO2- thành các chất không độc như NO3-, NH4+, từ đó làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi.

Trong ruột tôm, chế phẩm sinh học có tác dụng: kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, cạnh tranh để giảm dần số lượng vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho tôm cá; tham gia quá trình biến dưỡng tạo vitamin, chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn cung cấp năng lượng cho tôm nuôi; tiết ra một số chất kháng sinh, enzym hay hóa chất kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho tôm nuôi; kích thích quá trình bắt mồi và chuyển hóa thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Khoa học phổ thông, 15/12/2016
Đăng ngày 15/12/2016
Nguyễn Quang Trí
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 05:51 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 05:51 25/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 05:51 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 05:51 25/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:51 25/04/2025
Some text some message..