Ứng dụng men vi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng cho cá rô phi

Kết hợp giữa Spirulina platensis và Bacillus amyloliquefaciens cho thấy những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi.

Cá rô phi
Cá rô phi là đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Những năm gần đây, cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi chủ yếu trên thế giới cũng như ở nước ta, đặc biệt là cá rô phi vằn - Oreochromis niloticus- loài chiếm ưu thế, quan trọng do nhu cầu cao, tăng trưởng nhanh và giá cả hợp lý. Do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, hệ thống canh tác cũng cần phải tăng sản lượng cá bằng cách nuôi cá thâm canh, trong đó đề cập đến tối đa hóa lượng năng suất trên một đơn vị diện tích. Dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến môi trường nuôi như gây stress do tăng mật độ nuôi, chất lượng nước giảm và điều kiện thời tiết không thuận lợi, tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát. Nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như ngăn ngừa dịch bệnh, việc ứng dụng thảo dược, men vi sinh vào trong thức ăn được xem là hướng đi mới trong công cuộc giảm sự tiêu thụ thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Từ lâu thuốc kháng sinh được biết đến như là liệu pháp chữa trị trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên việc lạm dụng đã gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng ví dụ như việc hình thành nên cơ chế kháng thuốc của vật nuôi cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó men vi sinh và thảo dược được xem là một giải pháp an toàn và hiệu quả rất được khuyến khích sử dụng để thay thế thuốc kháng sinh. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về việc sử dụng tảo xoắn hoặc chế phẩm sinh học trên cá rô phi, tuy nhiên rất ít thông tin về sự kết hợp của 2 thành phần này, nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên trong việc mô tả tầm quan trọng của việc sử dụng cả tảo xoắn và Bacillus đối với sự tăng trưởng và hệ thống miễn dịch.

Chế phẩm sinh học hay men vi sinh là một nhóm các vi sinh vật cải thiện đường ruột khả năng hấp thu và tiêu hóa trong đường tiêu hóa của cá và do đó cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, bên cạnh việc tác động lên vật nuôi mà còn tác động về môi trường xung quanh, cải thiện chất lượng nước. Bacillus amyloliquefaciens là một loài vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Một trong những loài vi khuẩn được sử dụng nhiều bởi vì có thể dễ dàng thêm vào thức ăn thuỷ sản với tuổi thọ tương đối dài. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của Bacillus trong việc cải thiện khả năng tiêu hoá, miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường. Bên cạnh đó, tảo xoắn Spirullina cũng được biết đến như là một trong những cây thuốc quan trọng được sử dụng trong thuốc cho người và động vật. Dựa theo phân loại, Spirulina platensis thuộc Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) được nuôi cấy trong môi trường Zarrouk. Hình dạng quan sát dưới kính hiển vi có dạng xoắn, ngắn, kích thước khoảng 10-20mm. Chứa nhiều hoạt chất  bao gồm phenol, axit amin, vitamin và khoáng chất, có công dụng làm tăng khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh.

Cá rô phi con sau khi thu từ ao nuôi được cho ăn thức ăn dạng viên ép đùn (30% protein thô) trong vòng 2 tuần để thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm.  Sau đó, cá được cho ăn 2 lần/ ngày bằng thức ăn được bổ sung S. platensis;  B. amyloliquefaciens S. platensis + B. amyloliquefaciens vào 1kg thức ăn với liều lượng lần lượt là: 1g/kg; 100mg/kg; 1g/kg+ 100mg/kg, 2 lần/ ngày. Thức ăn được chuẩn bị hai tuần một lần để đảm bảo số lượng men vi sinh thực tế. S. platensisB. amyloliquefaciens được trộn một cách cẩn thận với nguồn dầu thực vật, trộn nhẹ với các thành phần. Nước được thêm vào ở mức 30-40% và sau đó trộn đều, các viên thức ăn với kích thước 2 mm. Sấy khô và bảo quản bằng túi đóng gói chân không trong tủ lạnh (4°C). Thí nghiệm được tiến hành trong 60 ngày.

Dựa trên số liệu thu được từ mẫu cá sau 60 ngày thí nghiệm. Bằng cách bổ sung cả 2 loại  S. platensis và B. amyloliquefaciens vào trong thức ăn của cá rô phi, cho thấy hiệu suất tăng trưởng tăng, khả năng tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch và tình trạng chống oxy hóa được cải thiện đáng kể. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đối với thức ăn được bổ sung S. platensis B. amyloliquefaciens giảm so với nghiệm thức đối chứng ( không bổ sung ). Trong đó, tỷ lệ tăng khối lượng (Weight gain), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate) cũng được nâng cao.

Sự kết hợp giữa SpirulinaBacillus đã có những tác động tích cực rõ rệt lên các chỉ số tăng trưởng của cá rô phi. Giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, tăng sinh vi khuẩn có lợi cũng như giảm hoạt động của nhóm vi sinh vật gây bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn  một cách hiệu quả để đáp ứng chức năng sinh học và trao đổi chất trong cơ thể cá. Bên cạnh đó, làm tăng tổng số lượng  protein máu hay còn được gọi là protein huyết tương, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch. Vì vậy các chế phẩm sinh học và dược liệu được biết đến với vai trò tiềm năng của chúng.

Đăng ngày 01/07/2020
Uyên Đào
Kỹ thuật

Nâng cao thu nhập nhờ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Nhờ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh - thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công Semi-Biofloc, thu nhập và đời sống của gia đình ông Phan Đình Đủ (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) ngày càng được nâng cao, không còn nỗi lo về kinh tế như trước đây.

Ao nuôi
• 09:32 14/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Nâng cao thu nhập nhờ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Nhờ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh - thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công Semi-Biofloc, thu nhập và đời sống của gia đình ông Phan Đình Đủ (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) ngày càng được nâng cao, không còn nỗi lo về kinh tế như trước đây.

Ao nuôi
• 09:39 14/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:39 14/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 09:39 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 09:39 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:39 14/10/2024
Some text some message..