Ương cá giống dễ làm, lãi cao, dễ dàng bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

Trên tích đất lúa kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Khôi, ở xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi thành ao hồ nuôi cá giống, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập 6-8 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Văn Khôi thu tiền tỷ từ mô hình nuôi ương cá giống. ảnh: Ngọc Vũ

Mang 1,5 triệu đi học nghề

Tới trang trại của ông Khôi đúng dịp thời tiết mát mẻ, người tới mua cá giống tấp nập. Vừa bắt cá bán, ông Khôi vừa cho biết: Tính đến nay ông đã có hơn 30 năm làm cá giống.

Trước đây, diện tích ao nuôi chỉ là khu đồng trũng cấy lúa, cả xã có một trại cá giống cung cấp cho cả vùng vẫn không đủ. Ông Khôi bàn với vợ chuyển hết ruộng xấu cấy lúa 1 vụ bấp bênh dồn lại đào thành ao nuôi cá giống như cá mè, cá trôi, cá trắm, rô phi. Vốn liếng tích cóp chỉ vẻn vẹn có 1,5 triệu ông dắt lưng lên khu vực Yên Bái học cách nuôi cá giống và mua con giống về ương thử.

Ông Khôi chia sẻ: “Những năm đầu mới bắt tay vào làm, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật ương cá nên gia đình gặp không ít khó khăn, có những năm mất cả trăm triệu đồng vì cá giống bị dịch bệnh, cá bị chết vì thời tiết. Ngay năm vừa rồi tôi cũng thất thu tương đối lớn do thời tiết rét đậm, rét hại, sức đề kháng của cá giống yếu nên cũng khó khắc phục được điều kiện tốt nhất cho cá giống”.

Làm từ nhỏ đến lớn, diện tích ao từ vài sào giờ đã lên tới trên 4ha. Ngoài tự học, tự làm, ông Khôi còn đến Viện nghiên cứu thủy sản TW học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia.

Năm 2008, ông Khôi quyết định đầu tư nuôi với quy mô lớn và nhập đàn cá bố mẹ là rô phi và cá chép. Các loại cá giống ông mua từ Viện chăn nuôi thủy sản TW khi được 3-5 ngày tuổi về thả trong tráng, khoảng từ 1-1,5 tháng bắt đầu thả xuống ao ương, sau khi cá lớn đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm, thì bán cho người chăn nuôi cá thương phẩm. Đến nay, cá giống của trang trại ông Khôi đã có mặt trên khắp các tỉnh thành phía bắc: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương…

Thu tiền quanh năm

Ông Khôi chia sẻ: “Ương nuôi cá giống nhàn hơn nuôi cá thương phẩm bởi dịch bệnh ít, thức ăn cho cá cũng đơn giản chỉ cần bột cám gạo, ngô tự chế biến tại nhà. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trong quá trình nuôi ương, thâm canh, vận chuyển để cá khoẻ mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao là có thể thu được lãi. Ngoài ra, trong ao nuôi cá giống phải được làm sạch bằng cách bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột hoặc vôi nung để phòng trừ được dịch bệnh tốt nhất”.

Do đàn cá bố mẹ được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn từ Viện nghiên cứu thủy sản, nên từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm ông Khôi bán được 5 triệu con cá rô phi đơn tính và gần 2 triệu con cá chép cho người chăn nuôi. Trung bình, mỗi ngày ông xuất bán được gần 50 triệu tiền cá giống. Việc bán cá giống diễn ra quanh năm, cao điểm là từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau, sản xuất gối vụ nên quanh năm đều cung cấp đủ giống cho người nuôi.

Ông Khôi cũng cho hay: “Mỗi lần vận chuyển cá giống tới các tỉnh, do đường đi xóc nảy, động nước nên tỷ lệ cá hao hụt lớn. Sau rất nhiều lần tìm hiểu, tôi đã “nảy” ra sáng kiến phải “dạy” cho cá quen môi trường. Bởi vậy, trong vòng 1 tuần trước khi bán cá giống, tôi dùng cào tre kéo khắp ao làm cho ao sục bùn hoặc dùng lưới kéo cá dồn lại góc ao khoảng 20-30 phút rồi lại thả ra như vậy cá sẽ quen dần hơn với việc vận chuyển”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 26/12/2016
Ngọc Vũ (TTV)
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 19:40 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 19:40 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 19:40 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:40 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 19:40 15/11/2024
Some text some message..