Ương cá nâu giống

Mật độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến quá trình ương cá nâu giống trong ao đất. Mật độ 20 con/m2 là một lựa chọn làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng tốt nhất cho cá. Ứng dụng mật độ 20con/m2 trong ương nuôi cá nâu giống đem lại nguồn giống ổn định cho nuôi thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá nâu
Cá nâu là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao

Cá nâu (Scatophagus argus) là một trong những loài có triển vọng phát triển cho nghề nuôi vùng ven biển, hơn nữa đây là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có thể được nuôi trong các ao nuôi tôm quảng canh cải tiến hay trong mô hình nuôi tôm rừng ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau và Bạc Liêu, do cá nâu sống trong môi trường rộng muối, ăn tạp thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ, tảo, rong,... nên được người dân lựa chọn. 

Trong thời gian qua nhu cầu cá nâu giống bị khan hiếm do nguồn giống dựa vào đánh bắt tự nhiên hoặc chỉ sản xuất giống ở quy mô nhỏ. Từ đó, việc sản xuất giống cá này nhận được nhiều sự quan tâm. Con giống có chất lượng hay không đòi hỏi người sản xuất giống không chỉ nắm chắc kĩ thuật mà còn phải đảm bảo được phúc lợi của cá.

Phúc lợi là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng, độ mặn hay quá trình vận chuyển thì mật độ cũng nhận được nhiều sự chú ý, bởi mật độ là đại lượng thể hiện lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo (chiều dài, diện tích hay thể tích). Nếu mật độ quá cao sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng cũng như tỉ lệ sống trọng quá trình ương nuôi cá giống.

Nguyên nhân của vấn đề này là do mật độ cao gây căng thẳng, không gian sống bị hạn chế, làm thay đổi các thông số sinh lý và sinh hóa đối với cá, làm giảm sự chuyển hóa carbohydrate và lipid của gan và thay đổi thành phần axit béo trong gan. 

Đồng thời, cũng làm cho sự chuyển hóa lipid mất cân bằng gây ra rối loạn về năng lượng. Hậu quả tác động đến quá trình tăng trưởng gây chậm lớn và hệ số FCR tăng. Căng thẳng mãn tính kéo dài cũng làm cho các chỉ số glucose và cortisol trong máu tăng cao hơn nữa, Cortisol là nguyên nhân gây cho cá bị stress.

Để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm nuôi ở nhiều mật độ khác nhau cho hiệu quả rất tích cực. 

Cụ thể, Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mật độ (10, 20 và 30 con/m2) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 2 lần. Ao ương có diện tích 100 m2, nước có độ mặn 15‰ và độ sâu mực nước dao động từ 0,8 – 1,0m. 

Giống cá nâuƯơng nuôi cá nâu giống đem lại nguồn giống ổn định cho nuôi thương phẩm 

Trước khi thả giống, ao được bơm cạn nước, sên vét bùn đáy, lấy nước vào từ 0,2 – 0,4 m và diệt cá tạp bằng dây thuốc cá với lượng 2 kg/100m2. Sau 2 ngày, tiếp tục cho nước vào ao ương để đạt mực nước từ 0,8 – 1,0 m, tiến hành bón vôi CaO (2 kg/100m2), bột cá (0,5kg/100m2) để gây màu nước và sau 7 ngày tiến hành thả. Cá có khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 0,11±0,02 g, 11,2±0,1 mm. Sau 56 ngày ương, chiều dài và khối lượng của cá nuôi ở mật độ 10 và 20 con/m2 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với với mật độ nuôi 30 con/m2 (p<0,05). Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức mật độ 20 con/m2 đạt cao nhất (46,9%), khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức mật độ 10 con/m2 (45,1%) và cao hơn có ý nghĩa so với mật độ ương 30 con/m2 (p>0,05). Từ kết quả trên đã xác định mật độ ương thích hợp cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu từ giai đoạn cá hương lên cá giống.

Như vậy, mật độ cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến quá trình ương nuôi cá nâu giống, góp phần vào quy trình sản xuất giống cá nâu quy mô lớn đạt hiệu quả cao, đảm bảo được nguồn cung giống cho nuôi thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đem lại nguồn thu nhập ổn định, tăng sinh kế cho người dân và nâng tầm cá nâu một đối tượng tiềm năng vùng ven biển.

Tham khảo: Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ

Đăng ngày 23/02/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 09:56 26/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 10:50 25/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:30 21/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 19:27 26/03/2025

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 19:27 26/03/2025

Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh

Việc thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp cho bể cá cảnh không chỉ giúp làm tôn lên vẻ đẹp của bể, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá và cây thủy sinh. Để đạt được điều này, người chơi cần nắm rõ những yếu tố cốt lõi như cường độ ánh sáng, quang phổ, và loại đèn thích hợp.

Hồ cá
• 19:27 26/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 19:27 26/03/2025

INFOGRAPHIC: Thái Lan là quốc gia tiêu thụ nhiều thứ 2 cá tra Việt Nam tại châu Á

Với sự tăng trưởng này, Thái Lan vươn lên vị trí thứ 2 trong top các quốc gia NK nhiều nhất cá tra Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc. Đồng thời là thị trường đơn lẻ đứng thứ 4 về tiêu thụ cá tra của Việt Nam, sau Trung Quốc & HK, Mỹ và Brazil.

Xuất khẩu cá tra
• 19:27 26/03/2025
Some text some message..