Ương nuôi tôm giống khép kín

Mô hình "Ương nuôi tôm giống Green House" theo quy trình Biofloc và SX khép kín của doanh nghiệp tư nhân thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên) đã được tổ chức Bureau Veritas của Pháp đánh giá cao và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP từ năm 2013.

thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Thu hoạch tôm nuôi từ con giống của mô hình ương nuôi Green House của Đắc Lộc

Chúng tôi được tham quan khu SX giống thủy sản công nghệ cao tại xã Xuân Hải, TX Sông Cầu của DNTN Thủy sản Đắc Lộc với quy trình SX tạo con giống chất lượng, cung cấp ra thị trường khoảng 3 tỉ con giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh, chất lượng cao. Đây cũng là một trong những đơn vị cung cấp tôm giống chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản từ những năm 1990, đến năm 2013, Đắc Lộc đã xây dựng mô hình khu ương nuôi Green House theo quy trình Biofloc.

Theo đó, Đắc Lộc đã hợp tác với Cty Aquaculture Promotion Co., Ltd (thuộc Tập đoàn C.P tại Thái Lan) áp dụng công nghệ, kỹ thuật ương nuôi tiên tiến trong quá trình SX, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại. Đồng thời đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng con giống và giám sát môi trường; đào tạo đội ngũ nhân viên để áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trong SX.

KS Lê Mậu Quý, Trưởng phòng Kỹ thuật và công nghệ (DNTN Thủy sản Đắc Lộc) chia sẻ, ao nuôi được trải bạt đáy và bờ để dễ dàng vệ sinh, có thể siphon chất thải trong quá trình nuôi; mái che giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng thời tiết và môi trường; hệ thống sục khí đáy cung cấp ôxy đầy đủ, đảo đều chống hiện tượng phân tầng nước.

Ngoài ra, hệ thống cấp, thoát nước tự động giúp dễ dàng thay nước trong quá trình nuôi, giảm nhân công, tiết kiệm điện năng. Diện tích ao nuôi nhỏ (500 m2/ao) nên quản lý và chăm sóc rất thuận lợi, tiết kiệm được chi phí xử lý nước, vi sinh, tôm hoạt động bắt mồi triệt để hơn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc sử dụng vi sinh probiotic trong ương nuôi của mô hình đã tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi và hạn chế dịch bệnh…

Còn ông Lê Hữu Tình, Phó GĐ DNTN Thủy sản Đắc Lộc, cho biết: Hiện Đắc Lộc chủ yếu ương tôm giống từ PL12 thành PL40. Thời gian ương từ 25 - 30 ngày tôm sẽ đạt kích cỡ tương đương 1,5 - 2 gr/con.


Thu hoạch tôm

Tôm giống PL40 có nhiều ưu điểm vượt trội như đề kháng tốt với sự thay đổi đột ngột thời tiết, môi trường và rút ngắn thời gian nuôi từ 95 -100 ngày xuống còn 65 - 70 ngày. Nhờ đó đã giảm chi phí thức ăn từ 15 - 20% (tương đương 140 - 160 triệu đồng/ha/vụ). Hơn nữa tôm tăng trưởng nhanh, tăng năng suất nuôi lên 20 - 30% (tương đương 400 -600 triệu đồng/ha/vụ).

Trong giai đoạn 2016 - 2021, Đắc Lộc tiếp tục không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, tìm kiếm những công nghệ mới để đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ vào SX giống, nuôi trồng và chế biến thủy sản, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, gia tăng chuỗi giá trị thủy sản, từ tôm bố mẹ, tôm giống được SX công nghệ cao đến các mô hình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao, đảm bảo ATVSTP nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, đưa thương hiệu thủy sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.

Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đánh giá: Mô hình nuôi tôm khép kín của Đắc Lộc mô hình đầu tiên của tỉnh áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP. Việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào SX của Đắc Lộc đã mang lại những thành công trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vấn đề kiểm soát được dịch bệnh.

Hơn nữa DN này còn xây dựng được chuỗi liên kết rất tốt giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là một điển hình cần nhân rộng.

Tuy nhiên, Đắc Lộc cũng cần xác định tầm nhìn chiến lược về phát triển thủy sản, tiếp tục nhân rộng các mô hình tiên tiến, áp dụng công nghệ cao để nuôi tôm siêu năng suất, chất lượng. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm rủi ro trong nuôi trồng…

Với thành công này, mô hình ương nuôi tôm giống Green House của Đắc Lộc là một trong 5 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản được Bộ NN-PTNT trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ II, năm 2015. Mới đây Bộ NN-PTNT tiếp tục trao chứng nhận cho Đắc Lộc là doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nông Nghiệp Việt Nam, 22/04/2016
Đăng ngày 23/04/2016
Kim Sơ
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:30 01/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 09:30 01/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 09:30 01/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 09:30 01/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 09:30 01/02/2025
Some text some message..