Ương tôm giống, nghề "bọt nước"

Một bao tôm giống P12, trung bình 2.000 con/bao, bán cho thương lái giá chỉ 12.000 đồng, tương đương một mớ rau muống.

Ương tôm giống, nghề "bọt nước"
Nghề ương nuôi tôm giống vất vả, nhọc nhằn.

Đó là nhận xét của không ít người ương tôm giống tại đường Chi Lăng, phường 12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quả thật, ghé thăm cơ sở ương tôm giống của một người quen nằm trên đường Chi Lăng, qua câu chuyện chúng tôi mới biết được nghề ương tôm giống đúng là nghề “bọt nước”, nghĩa là giá con tôm bán ra quá bèo bọt, không đủ sống.

Một bao tôm giống trước đây ít ra cũng bán được 3.000- 4.000 đồng, thì hiện tại giá chỉ tương đương với một mớ rau muống. Tính ra, giá một con tôm giống P12 (con tôm Post-larvae sau 12 ngày tuổi), người nuôi chỉ bán được cho thương lái với vỏn vẹn 6 đồng. Tuy nhiên, không có chuyện “tiền trao cháo múc” mà phải đợi khi thương lái quay trở lại mới trả tiền.

Nếu thương lái đi giao hàng suôn sẻ thì trại nuôi mới nhận đủ số tiền theo lượng tôm giống bán ra, còn ngược lại bao tôm giống rớt mẫu hoặc có vấn đề thì người bán xem như phải chịu sự thỏa thuận của thương lái. Không những tôm giống rớt giá, thậm chí những cơ sở nuôi tôm ế quá đành nuôi tôm quá cỡ, phải nhờ thương lái bán giúp lấy được đồng nào hay đồng ấy.

Anh Nguyễn Văn Quyền, chủ một trại sản xuất tôm giống có 12 hồ nuôi chuyên ương tôm giống tại phường 12 cho biết, chi phí để sản xuất ra một con tôm giống P12 tại hồ nuôi ít nhất là 12 đồng. Vừa chia sẻ khó khăn, anh Quyền vừa lấy giấy ra tính toán cụ thể: Một bể nuôi 6m3, thường thả nuôi khoảng 1 triệu ấu trùng Nauplius (Nau). Nếu tỷ lệ sống ổn định từ ương ấu trùng Nau đến giai đoạn Post-larvae 12 (P12) khoảng 50% thì thu được 0,5 triệu con tôm P12.

Trong đó giá thành chi mỗi con Nau 3 đồng (tỷ lệ sống đạt 50% thì giá thành con Nau tăng gấp đôi lên 6 đồng/con); khoảng 2 kg Artemia (giá mỗi kg trung bình 2 triệu đồng); thức ăn tổng hợp, hóa chất, thuốc phòng, điện nước và công chăm sóc khoảng 2 đồng/con. Với giá thành sản xuất và giá bán như hiện tại thì người nuôi coi như thua lỗ một nửa, anh Quyền than thở.

Theo một số thương lái thu mua tôm giống tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, hiện giá con giống xuống thấp, thậm chí không có đầu ra là do các vùng nuôi tôm tại miền Tây có mưa nhiều, nguồn nước có độ mặn thấp, tôm thịt ở các ao nuôi đang vào vụ thu hoạch. Mặt khác giá tôm nguyên liệu đang giảm, tôm thịt bán tại ao, loại tôm thẻ cỡ 100 con/kg bình quân 75.000 đồng/kg, tôm cỡ 70 con/kg giá khoảng 85.000 đồng/kg, giảm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/kg so với cuối tháng 6/2019.

Với mức giá này, người nuôi tôm thịt đạt tỷ lệ sống cao vẫn chưa chắc có lãi. Mỗi khi tôm nguyên liệu xuống thấp người nuôi tôm thịt không có lãi thậm chí thua lỗ thì việc tính chuyện treo ao chờ giá lên đã kéo giá con tôm giống giảm theo là chuyện đương nhiên, không phải bàn cãi.

Theo kinh nghiệm của một số cơ sở ương tôm giống tại địa bàn, giá tôm giống lên xuống là chuyện của thị trường, ai cũng hiểu. Tuy nhiên, nghề ương tôm giống là kế sinh nhai của các cơ sở sản xuất, xoay hết đợt này rồi lại đợt khác. Không còn lựa chọn nào khác, họ vẫn phải vệ sinh bể ương, tìm nguồn Nau thả nuôi với hy vọng đợt tôm mới có được “thiên thời địa lợi nhân hòa”, tỷ lệ sống cao, tôm được giá và luôn được thị trường tiếp nhận, không phải lo đầu ra.

Được biết tại khu vực Hải Đăng, phường 12, TP Vũng Tàu có 112 cơ sở sản xuất giống. Trong số này có 12 cơ sở chuyển sang sản xuất giống cá chẽm, 5 cơ sở sản xuất hàu, còn lại là sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Việc các cơ sở ương tôm giống còn nhỏ lẻ, manh múm là một trong nhưng nguyên nhân làm cho con giống sản xuất ra phụ thuộc thị trường và thương lái.

Giải pháp cần thiết để các cơ sở ương tôm giống sản xuất ổn định và bền vững là các chủ cơ sở cần tạo chuỗi liên kết sản xuất nhập nguồn tôm bố mẹ, cung ứng con giống ấu trùng Nauplius có chất lượng, nhân rộng mô hình sản xuất con giống chất lượng cao. Các hộ ương giống nhỏ lẻ cần hướng tới thành lập các tổ hợp tác, tập trung thành một đầu mối sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành con giống.

Các hộ nuôi và thương lái cần nâng cao nhận thức trong việc sản xuất, kinh doanh tôm giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi không có trong danh mục để con tôm giống sản xuất tại địa phương luôn được người nuôi trong tỉnh và vùng lân cận đón nhận một cách bình đẳng và hiệu quả.

NNVN
Đăng ngày 10/09/2019
Trọng Hoàng
Nuôi trồng

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Tăng sinh khối men vi sinh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có lợi gì?

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bệnh dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, và hiệu quả tăng trưởng của đối tượng nuôi. Việc ứng dụng men vi sinh đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe động vật thuỷ sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 18/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 02:39 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 02:39 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 02:39 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 02:39 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 02:39 20/03/2025
Some text some message..