Đâu là nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất tôm Việt Nam cao?

Điểm yếu lớn nhất của ngành tôm đó là chi phí sản xuất tôm của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao quá cao. Hiện tại, chi phí sản xuất 1kg tôm thẻ chân trắng thương phẩm của nước ta cao hơn nhiều nước trong khu vực từ 1USD. Chi phí con giống, thức ăn, thuốc, hoá chất, nhân công, điện nước, xây dựng cơ bản… đầu tư cho nuôi tôm của nông dân Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.

Ao tôm
Do suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tôm trên thế giới sẽ tiếp tục giảm

Với chi phí vậy, nông dân nuôi tôm sẽ không có lợi nhuận. Chi phí cố định được xác định thông qua khấu hao trang thiết bị, máy móc, lưới, bạt, vật rẻ tiền mau hỏng… chiếm từ 4,1 – 4,2%. Phần chi phí biến đổi bao gồm tôm giống chiếm 12, 8 – 13,0 %; Thức ăn: 61,9 – 65,0%; Phân, vôi, thuốc, hoá chất, nhiên liệu, lãi suất… chiếm 8,4 – 9,0%. Do giá thành sản xuất tôm của Việt Nam quá cao, khó cạnh tranh với các "đối thủ" chính như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia. Giá thành và giá tôm thương phẩm của họ thấp hơn của ta từ 10.000 - 30.000 đồng/kg tuỳ size cỡ.

Một nguyên nhân khác khiến ngành tôm Việt Nam thất thế trước các đối thủ trên, đó là tỉ lệ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao ở nước ta bình quân thành công chỉ dưới 40%. Con số này thấp hơn nhiều so với một số nước đối thủ như Ecuador trên 90%, Ấn Độ hơn 60%, Thái Lan (55%), thậm chí, tỷ lệ nuôi của Thái Lan có thời điểm ở mức trên 80%. Ecuador và Ấn Độ có tỉ lệ nuôi thành công cao gấp 1,5 lần, thậm chí gấp đôi so với Việt Nam. 

Thống kê cho thấy, giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, thì giá thành tôm nuôi của Việt Nam (4,8 - 5 USD/kg) cao gấp đôi so với Ecuador (2,3 - 2,4 USD/kg) và hơn 30% so với tôm Ấn Độ (3,4 - 3,8 USD/kg). Giá xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ năm 2023 trung bình lần lượt các nước trong top 4 gồm: Ấn Độ 8,20 USD/kg; Ecuador 6,85 USD/kg; Indonesia 8,05 USD/kg; Việt Nam 10,92 USD/kg. Với giá tôm xuất khẩu như trên, khách hàng Mỹ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm tôm giá rẻ để sử dụng, tôm Việt Nam thất thế trước các đối thủ trên, khi bước vào thị trường này. Điều này khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn.  

Tôm thẻ chân trắngDo giá thành sản xuất tôm của Việt Nam quá cao, khó cạnh tranh với các "đối thủ"

Giá thành cao và tỷ lệ thành công mô hình nuôi thấp, trước tiên do người nuôi cải tạo – xử lý ao hồ nuôi ban đầu không triệt để, trong quá trình nuôi phát sinh nhiều sự cố, phải tốn kém nhiều thuốc, hoá chất, phân vôi để xử lý, thậm chí xử lý suốt vụ nuôi. Lựa chọn tôm giống rẻ tiền, chất lượng kém, thả nuôi nhiều lần do sự cố, tôm giống kém chất lượng thường chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, tiêu tốn thức ăn nhiều (FCR cao). Tôm giống kém chất lượng, sức đề kháng kém, dễ bị dịch bệnh, địch hại tấn công, gây hao hụt lớn, tốn kém chi phí khắc phục, xử lý.

Quản lý môi trường không tốt là một trong những nguyên nhân chính làm giá thành sản xuất tôm tăng cao, làm giảm tỷ lệ thành công của mô hình. Khi thức ăn dư thừa do quản lý, định lượng thức ăn không đúng theo nhu cầu ăn hàng ngày của tôm nuôi. Tảo phát triển dày đặc do dinh dưỡng trong ao cao, gây phú dưỡng, hoa nước. Khi tảo tàn, lắng xuống đáy ao. Chất lơ lửng, phù sa, lắng tụ xuống đáy. Phân tôm, xác tôm chết, vỏ tôm lột…Tất cả những vấn đề đã đề cập trên sẽ lắng tụ xuống đáy ao nuôi, hình thành chất hữu cơ. Nếu không được xử lý triệt để thông qua si phon, chà đáy, loại bỏ chất thải, bùn đáy, thay nước, bón vi sinh…Khi chất hữu cơ phân huỷ, sẽ hình thành các khí độc cho tôm trong ao. Những khí độc như NH3, NO2 sẽ gia tăng hàm lượng, độc tính khi pH trong ao nuôi > 8.2.

Và khi những khí độc này trong nước ao nuôi từ mức ≥ 0,5 mg/l, sẽ ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn khi tôm hô hấp. Tôm khó lột xác, lột xác dính vỏ, mềm vỏ kéo dài, tôm bị bộp. Tôm tiêu thụ mồi giảm, tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, có hiện tượng tôm rớt đáy, rớt cục thịt. Mặt khác, khi thời tiết thay đổi, mưa kéo dài, tảo tàn, nước đục, tuột kiềm ≤ 80 mg/lít, pH giảm thấp ≤ 7,5. Do việc phòng bệnh chưa tốt, do chăm sóc và quản lý kém, nên sức khoẻ tôm không tốt, tôm có hiện tượng ngơi mồi, ăn yếu, trắng gan, ruột lỏng… 

Tôm xuất khẩuTôm nguyên liệu xuất khẩu đang có dấu hiệu hồi phục sau chuỗi ngày giảm

Việc chậm cập nhật công nghệ mới, vẫn duy trì kỹ thuật nuôi cũ, thói quen nuôi tôm cũ …ứng dụng vào nuôi tôm công nghệ cao, bộc lộ nhiều bất cập, người nuôi sẽ tốn rất nhiều chi phí vì thói quen này. Chúng ta thiếu sự đồng bộ trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nuôi, vận hành sản xuất…Mặt khác, sử dụng thuốc, hoá chất hiện nay gây tồn lưu trong ao nuôi, trong sản phẩm. Người nuôi trực tiếp làm giảm giá trị sản phẩm mình làm ra, tự bản thân gây khó khăn khi tìm kiếm đầu ra, tìm thị trường tiêu thụ. 

Nuôi tôm nói chung, phát triển nuôi tôm công nghệ cao nói riêng được xem là hướng đi tối ưu, nhằm hiện thực hoá đa mục tiêu, bao gồm gia tăng sản lượng, tiết kiệm diện tích nuôi và kéo giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, nuôi tôm công nghệ cao đang đối diện nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt thị trường, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu tôm hàng đầu như Ấn Độ, Ecuado, Thailand, Indonesia…Do suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tôm trên thế giới sẽ tiếp tục giảm.

Trong tình hình này, người nuôi hơn lúc nào hết cần thiết phải có nhiều giải pháp, tuân thủ quy trình kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, thay đổi tư duy sản xuất cũ, nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng tỷ lệ thành công mô hình, tăng sản lượng nuôi trồng, tăng giá trị hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu tôm trên thế giới. 

Đăng ngày 28/07/2024
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 16:45 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 16:45 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 16:45 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 16:45 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 16:45 26/01/2025
Some text some message..