Ương tôm hùm bông trong lồng

Hiện nay, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi tôm hùm chủ yếu khai thác tự nhiên, nên chất lượng con giống phụ thuộc nhiều vào hình thức đánh bắt và kỹ thuật ương, lưu giữ giống.

Tôm hùm bông
Tôm hùm bông. Ảnh: NTN

Chọn địa điểm

 Vị trí để nuôi tôm hùm thường được chọn trong các vùng vịnh, vũng hoặc eo biển, cần bảo đảm các yêu cầu sau:      

- Nằm trong vùng quy hoạch, không bị ảnh hưởng mạnh bởi sóng, gió,... và an toàn trong mùa mưa bão.

- Nguồn nước sạch, độ mặn cao, tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp hoặc nông nghiệp; xa cửa sông để tránh nước ngọt trong mùa mưa,  xa khu dân cư, khu nuôi thủy sản khác, bến cảng, chợ cá ...

- Có dòng chảy nhẹ mỗi khi triều lên, dòng chảy tầng đáy có lưu tốc khoảng từ 1 - 2 cm/giây.

- Độ sâu mức nước nơi đặt lồng tối thiểu khi triều thấp là 4 – 8 m.

- Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông.

Một số chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi tôm hùm giống

TTChỉ tiêu

Mức giới hạn

1Nhiệt độ (oC)24 - 31
2pH7,5 – 8,5
3Độ mặn(‰)
30 - 35
4Oxy hòa tan (mg/lít)
6,2 – 7,2
5NH3 - N (mg/lít)
< 0,1
6NO2 - N (mg/lít)
< 0,25
7H2S (mg/lít)
< 0,02

Nguồn giống

-  Chọn giống

+ Tốt nhất nên mua con giống tại địa phương nhằm hạn chế thời gian vận chuyển và tránh sự khác biệt về môi trường.

+ Tôm giống phải có hình dáng cân đối, kích cỡ đồng đều, đầy đủ các phần phụ, không bị thương tổn, có màu sắc tươi sáng tự nhiên. Tôm bơi, búng nhanh nhẹn, không mang mầm bệnh. 

- Thả giống: Khi tôm vận chuyển đến lồng ương ta để khoảng 1 giờ, sau đó đổ nước biển ở vùng nuôi từ từ vào thùng xốp giúp tôm con dễ dàng thích nghi với môi trường mới.

- Mật độ nuôi: Tôm hùm chủ yếu sống ở tầng đáy, nên mật độ ương, nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm mà ta có thể thả với mật độ khác nhau:

+ Cỡ giống “tôm trắng”: thả 30 – 40 con/ m2 lồng.

+ Cỡ giống 1,5 – 4,0 gam/con: thả 25 – 30 con/ m2 lồng.

+ Cỡ giống 4 – 10 gam/con: thả 15 – 20 con/ m2 lồng.

+ Cỡ giống 10 – 50 gam/con: thả 10 – 15 con/ m2 lồng.

Chăm sóc và quản l‎‎‎ý

Cho ăn

- Thức ăn phải tươi chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, các loại nhuyễn thể… Cỡ mồi tuỳ vào kích cỡ tôm, thức ăn được cắt nhỏ cho phù hợp, đưa thức ăn qua miệng ống lưới. Kiểm tra thức ăn sau khi cho ăn để theo dõi tình hình sức khỏe và điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau. 

- Cho tôm ăn 2 lần/ngày. Thức ăn vào chiều tối chiếm 70% trong ngày. Giai đoạn 2 tháng đầu lượng thức ăn hằng ngày từ 30 – 40% trọng lượng đàn tôm, những tháng sau khoảng 20 – 25%.

- Trước lúc lột xác 4 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và đang trong thời kỳ lột xác nhiều tôm giảm ăn. Vì vậy, cần chú ý vào các thời điểm này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trong điều kiện bình thường, quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào quá trình tăng trưởng và chu kì con nước, thường sẽ lột xác nhiều vào cuối kì con nước lớn.

Quản lý

- Sau 15 ngày nuôi kiểm tra tôm, cân đo kích cỡ và tỷ lệ sống. Sau đó định kỳ kiểm tra tôm ương để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. 

- Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để có hướng giải quyết. Cần chú ý tính lại khẩu phần ăn của tôm ngay sau khi giảm mật độ ương nuôi.

- Hàng ngày nên kiểm tra, loại bỏ thức ăn thừa, vỏ lột xác. Ðịnh kỳ vệ sinh lồng nuôi, tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng. 

- Cho ăn với kích cỡ, số lượng, chất lượng thức ăn đảm bảo, phù hợp với đặc điểm sinh lý, điều kiện môi trường, giai đoạn phát triển của tôm.

- Thường xuyên phân cỡ tôm, hạn chế sự phân đàn trong một lồng nuôi nhằm giảm khả năng ăn lẫn nhau. Thường tháng thứ 2, nên san thưa tôm ra với mật độ 15 – 20 con/m2 lồng. Sau 3 tháng ương, san ra với mật độ 12 – 15 con/m2 lồng. Sau 4 tháng ương chuyển tôm ra lồng bè nuôi tôm thương phẩm.

- Thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm.

- Tốc độ phát triển của tôm hùm:

Trọng lượng (gam)
Thời gian ương (tháng)
7 - 101 - 1.5
>504 - 4.5

- Sau thời gian ương khoảng 4 tháng, tôm giống đạt kích cỡ khoảng 50 gam/con, ta thu và chuyển sang lồng nuôi thương phẩm.

Đăng ngày 30/01/2024
NTN @ntn
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 01:52 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 01:52 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 01:52 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 01:52 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 01:52 15/11/2024
Some text some message..