Ưu điểm và kinh nghiệm nuôi cá tra nước mặn

Mô hình nuôi cá tra nước mặn được hộ gia đình ông Võ Thanh Vân ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thực hiện rất thành công. Đây được coi là mô hình độc đáo và gần như không “đụng hàng”.

Ưu điểm và hiệu quả của nuôi cá tra nước mặn
Cá tra giống

Ông Vân bắt đầu nuôi cá tra bằng nước mặn từ năm 2006 theo hợp đồng đặt hàng của một doanh nghiệp trong tỉnh, từ đó đến nay chưa bao giờ bị thất bại. Tuy nhiên, từ năm 2010 giá cá tra bắt đầu sụt giảm mạnh, doanh nghiệp cũng ngưng đặt hàng nên ông chuyển sang nuôi tôm sú và tôm thẻ. Năm 2017, giá cá tra tăng trở lại, doanh nghiệp quay lại hợp đồng nên ông tiếp tục thả nuôi. Ông Vân so sánh: “Tính ra nuôi cá tra nước mặn khỏe hơn so với nuôi tôm nhiều vì nó ít khi bị dịch bệnh, nhưng quan trọng là phải có hợp đồng bao tiêu ngay từ đầu vụ mình mới thực hiện, vì cá nuôi theo kiểu này rất kén người mua”.

Để nuôi cá tra bằng nước mặn hiệu quả theo ông Vân trước tiên phải chọn cá giống cỡ 50 con/kg về thuần dưỡng bằng nước ngọt 2 tháng. Lúc này, nước sông Hậu bắt đầu mặn thì lấy vào ao nuôi từ từ, đến khi độ mặn trong ao đạt 1‰ thì dừng lại. 3 - 4 ngày sau, tiếp tục đưa nước mặn từ sông vào ao để nâng độ mặn lên thành 2‰và sau đó cứ cách 1 - 2 tuần lại bơm nước mặn vào ao nuôi cho đến khi trọng lượng cá đạt khoảng 600 - 700 g/con và độ mặn 8‰ là đạt yêu cầu.

Ông Vân giải thích: “Tuy cá tra có thể chịu được độ mặn đến 8‰, nhưng nếu độ mặn tăng đột ngột nó sẽ bị sốc, tuột nhớt và chết. Vì vậy, phải đưa độ mặn lên từ từ để cá thích nghi dần. Theo kinh nghiệm của tôi thì độ mặn lên đến 8‰ khi con cá đạt 600 - 700 g là vừa”. Khi nuôi cá tra bằng nước mặn con cá sẽ chậm lớn so với nuôi hoàn toàn bằng nước ngọt. Ông Vân nhận xét: “Thông thường cá tra nuôi nước ngọt khoảng 8 tháng là đạt cỡ 1 kg/con, còn nuôi nước mặn phải mất khoảng 9 - 10 tháng. Tuy nhiên, bù lại thịt cá tra nuôi nước mặn rất có mùi thơm rất đặc trưng nên giá bán thường cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg. Một thuận lợi khác là khi nuôi bằng nước mặn, có thể giảm các loại bệnh ký sinh trùng ngoài da hay bệnh sán lá gan lên đến 70 - 80% so với nuôi nước ngọt”.

Theo tính toán của ông Vân, giá thành mỗi ký cá lúc xuất bán vào khoảng 19.000 đồng, nhưng giá bán theo hợp đồng cố định ngay từ đầu vụ lên đến 25.000 đồng/kg. Ông Vân nhẩm tính, ao 7.000 m2 này ước sản lượng khoảng 220 tấn, bán với giá 25.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, tính ra lợi nhuận trên 1,2 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, nuôi cá tra nước mặn hiệu quả hơn rất nhiều so với nuôi tôm, nên chỉ cần có hợp đồng bao tiêu là tôi chuyển sang nuôi cá tra ngay, vì nuôi tôm tính ra nhuận cao, nhưng rủi ro cũng không ít.

Ông Vân chia sẻ, qua nhiều năm nuôi tôm nước lợ và cá tra, tôi thấy nếu có đầu ra ổn định thì nuôi cá tra sẽ bền hơn so với nuôi tôm vì nó ít bị rủi ro dịch bệnh, sản lượng và lợi nhuận lại cao. Tôi rất mong ngành thủy sản quan tâm nhiều hơn đến con cá tra vùng mặn lợ, bởi đây là loại sản phẩm có chất lượng rất đặc biệt, nhưng rất ít thị trường biết đến.

 Hiện nay, ao nuôi cá tra rộng 7.000 m2 của ông Võ Thanh Vân đã được gần 10 tháng, trọng lượng cá bình quân khoảng 1 - 1,2 kg/con, chuẩn bị cho thu hoạch. “Hiện nay, do nước ngoài sông đã ngọt dần nên nước trong ao nuôi chỉ còn 2‰, chứ mọi năm độ mặn lên đến 8‰ cá tra vẫn sống khỏe”, ông Vân chia sẻ.

TSVN
Đăng ngày 31/08/2018
Xuân Trường
Nuôi trồng

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 16:07 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 16:07 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 16:07 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 16:07 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 16:07 13/05/2024