Ưu điểm vượt trội từ cá chép lai

Cá chép là loài được nuôi phổ biến ở Việt Nam do đặc tính dễ thích nghi với đa dạng môi trường, cá chép lai đặc biệt được nuôi tại nhiều vùng chuyên canh thủy sản.

Nuôi cá chép lai có nhiều ưu điểm hơn. Ảnh: ngheca.com
Nuôi cá chép lai có nhiều ưu điểm hơn. Ảnh: ngheca.com

Tập tính, đặc điểm

Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio), là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới (trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Đại Dương). Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được du nhập vào các môi trường khác nhau trên thế giới. 

Cá chép lai Cá chép lai có kích thước lớn và năng suất hơn. Ảnh: traicagiong.com

Ở nước ta, dễ dàng bắt gặp cá chép ở các sông ngòi, ao hồ, ruộng trên hầu hết các tỉnh phái Bắc Việt Nam.  Chúng có có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét và nặng đến 37,3 kg, với tuổi thọ cao nhất được ghi nhận là 47 năm. Cá chép rất đa dạng và phong phú về giống loại như cá chép trắng, cá chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù,…

Đặc điểm hình dạng cá chép lai

• Cá chép có thân hình thoi, mình dày, dẹp bên, viền lưng cong thon hơn viền bụng. 

• Đầu cá thon, cân đôi, miệng hình cung rộng, hơi hướng ra phía trước và có hai đôi râu. 

• Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. 

• Vây bụng gần mõm hơn vây lưng, gốc vây lưng dài, vây đuôi phân thùy sâu và tương đối bằng nhau. 

• Cá có vảy tròn lớn, lưng xanh đen, phía dưới hai bên thân có đường màu vàng xám, bụng trắng bạc. 

• Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen, vây đuôi và vây hậu môn hơi có màu đỏ da cam.

Môi trường sống của cá chép lai

Cá chép lai có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, chịu được điều kiện khắc nghiệt đối với những nơi có nhiệt độ từ 0 - 40°C. 

Giống cá chép lai V1Giống cá chép lai V1. Ảnh: ngheca.com

Tuy nhiên, chúng lại ưu sống ở môi trường nước rộng, nhiệt độ thích hợp là 20 - 27°C với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Cá chép sống ở tầng đáy nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. 

Thức ăn của loài cá này vào giai đoạn chưa trưởng thành là các sinh vật phù du, ấu trùng và côn trùng. Sau trưởng thành chúng ăn các động vật đáy như nhuyễn thể giáp xác, ấu trùng, giun, củ, rễ, mầm non thực vật,..

Cá thành thục sau một năm tuổi, sức sinh sản lớn với 1 kg cá cái có thể cho ra khoảng 150,000 – 200,000 trứng. Thời điểm sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng chủ yếu tập trung vào các tháng xuân, tháng 3 – 6 của mùa hè và tháng 8 – 9 vào mùa thu.

Cải tiến giống cá chép lai

Cá chép được хеm là loài cá nuôi trong ao quen thuộc và lâu đời nhất của nước ta. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi, đồng thời dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc. Do đó, chúng đã trở thành đối tượng được tập trung nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo ra các giống lai có thể mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài cá chép trắng.

Bằng phương pháp chọn lai giống, các chuyên gia đã tạp ra nhiều thế hệ con lai cho ra hiệu quả cao. Điển hình cá chép V1, là thế hệ chọn lọc thứ 6 của những cá lai 3 máu (hay còn gọi là con lai kép) giữa cá chép Việt Nam (V), Hungary (H) và Indonesia (I). 

Cá chép V1 là sản phẩm nghiên cứu, tập hợp được những đặc điểm di truyền quý, điểm mạnh của mỗi dòng cá, chép Việt có điểm mạnh về độ thơm ngon dai trong thịt và khả năng chống chịu bệnh tốt, chép Hungary sinh trưởng nhanh, kích thước lớn và cuối cùng là ưu thế sinh sản tốt, trứng ít dính của dòng cá Indonesia. 

Ưu điểm của cá chép V1

Cá chép V1 có thân cao, ngắn và bầu hơn cá chép ta, đầu cá chép V1 khá nhỏ. 

Vảy sang bóng, tốc độ lớn của loài này gấp đôi cá chép Việt, là loài sống ở tầng đáy, chủ yếu nhờ vào lượng thức ăn mùn bã, ốc. 

Cá chép V1 phù hợp cho bà con nuôi ghép với các loài cá sống ở tầng giữa và tầng mặt. 

Tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm được thị trường ưa chuộng, dễ xuất bán và kiếm đầu ra. 

Khả năng đề kháng tốt nên ít bị hao hụt trong quá trình chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhiều hình thức thâm canh như nuôi trong ao đất, lồng bè hoặc hồ chứa. 

Tốc độ tăng trọng của chúng gấp từ 1,5 -3 lần so với cá chép trắng trong cùng điều kiện nuôi, cá một năm tuổi có kích cỡ trung bình 1 -1,5 kg/cá thể, nếu nuôi thưa có thể đạt đến 1,5 – 2kg/cá thể. 

Đăng ngày 24/11/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 22:37 03/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 22:37 03/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 22:37 03/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 22:37 03/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 22:37 03/12/2024
Some text some message..