Người nuôi cần phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định nuôi một loài tôm. Do kích thước lớn và giá thành cao nên Penaeus monodon và P. indicus thường được lựa chọn nuôi nhiều ở Ấn Độ.
Ngoài các loài này, các loài thương mại quan trọng khác như Metapenaeusensis, M. monoceros, M. brevicornis, Penaeus semisulcatus và P. merguiensis cũng là những loài tiềm năng có thể được trồng ở Ấn Độ. Một loài tiềm năng và giá trị cao khác là tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei).
Ưu điểm của tôm sú P. monodon
· Tôm có kích thước lớn. Kích thước tôm từ 10 - 12 con/ kg và và kích cỡ từ 5 - 7 con / kg đã được nuôi trong ao.
· Là loài có tốc độ phát triển nhanh nhất trong tất cả các loài tôm nuôi thử nghiệm. Với điều kiện nuôi trong ao, tôm con có chiều dài 3 cm đã được nuôi đến kích thước 75 đến 100 g chỉ trong 5 đến 6 tháng.
· Do kích thước lớn của nó, nó mang lại một mức giá cao cho nông dân.
· Tôm sú có thể chịu đựng một phạm vi độ mặn khá rộng từ 0,2 đến 70 ppt. Độ mặn trong khoảng từ 10 đến 25 ppt không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển khi cho ăn đầy đủ thức ăn. Nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn ở độ mặn thấp.
· Có thể chịu được nhiệt độ lên đến nhất 37,5 ° C và chỉ tử vong khi nhiệt độ dưới 12 ° C.
· Phát triển nhanh chóng khi cho ăn thức ăn protein động vật và thực vật. FCR của tôm từ 1.8 – 1.0.
Ưu điểm của tôm he Ấn Độ Penaeus indicus
Loại tôm này nuôi ở quy mô khá lớn ở Ấn Độ và có gía tốt.
· Nó phát triển khá nhanh, đặc biệt khi tôm nhỏ. Khi nuôi cấy trong bể với mật độ nuôi 15 con/ m2, tôm có thể đạt kích thước 14 g trong 16 tuần.
· Khi nuôi ghép với cá sữa trong ao đất, con cái đã tăng khoảng 28 g và con đực ở mức 12 g trong 160 ngày.
· Nguồn giống tự nhiên thường có nhiều ở các cửa sông. Các con cái mang trứng tương đối dễ kiếm ngoài tự nhiên với số lượng đủ để vận hành trại sản xuất giống.
· Tôm cái có thể thành thục trong tình trạng bị giam cầm dễ dàng.
· Tăng trưởng tốt trong môi trường nuôi thâm canh với thức ăn có hàm lượng 40 % protein.
· Bộ xương ngoài (vỏ) tương đối mỏng, do thức ăn phần lớn làm tăng trọng lượng cơ thể.
Ưu điểm của loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus. vannamei)
· Penaeus vannamei có khả năng phát triển nhanh như tôm sú P. monodon ( 3g / tuần) lên tới 20g trong điều kiện nuôi thâm canh.
· Tôm thẻ có thể được nuôi với mật độ cao lên đến 150 con / m2 trong nuôi ao, và thậm chí cao tới 400 con / m2 – 500 con / m2 trong hệ thống nuôi cấy tuần hoàn.
· Chịu được sự đa dạng về độ mặn, từ 0.5-45 ‰, độ mặn thích hợp cho tôm từ 7-34 ‰, nhưng phát triển tốt nhất ở độ mặn thấp khoảng 10-15.
· Tôm thẻ chịu được nhiệt độ khá thấp ( dưới 15 °C) cho phép nuôi trong mùa lạnh.
· Tôm thẻ đòi hỏi thức ăn có độ đạm (20-35%) thấp hơn so với tôm sú, dẫn đến giảm chi phí nuôi thấp và khả thi với các hệ thống khép kín hoặc hệ thống dị dưỡng. Tôm thẻ cũng có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) tốt hơn là 1,2 – 1.0.
· Có sẵn các nguồn giống bố mẹ (SPF) để sinh sản ấu trùng sạch bệnh.
Quản lý nuôi trồng thủy sản thâm canh:
Quản lý giúp chống lại sự bùng nổ dịch bệnh, phá sản sớm trong nuôi tôm và mang đến hiệu quả kinh tế cao. Quản lý trang trại nuôi tôm nhằm mục đích kiểm soát các quá trình diễn ra trong ao suốt quá trình nuôi, thông qua giám sát tại chỗ các chỉ số chính như oxy hòa tan, khí độc và nhu cầu thức ăn thông qua việc sử dụng sàng ăn…
Trang trại nuôi tôm có thể được điều chỉnh thông qua việc cải tiến bên ngoài hoặc giảm tải nội bộ, như: sử dụng máy sục khí và trao đổi nước thích hợp, điều chỉnh nhu cầu cho ăn trong suốt chu kỳ nuôi cấy hoặc thử nghiệm với mật độ thả khác nhau.
Cần phải hiểu rõ hơn về quy trình tự nhiên ở quy mô ao để tối ưu hoá các thành phần hoạt động và môi trường sản xuất tôm. Nuôi tôm hiệu quả cần sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho các mục đích quản lý, và kiểm soát môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí.
Xác định mức độ khác nhau của ao nuôi Tham số ảnh hưởng đến chất lượng sinh khối và chất lượng nước, định lượng các yếu tố nguy cơ trong ao như ảnh hưởng của oxy hoà tan thấp đối với tôm.
Thống kê chu kỳ sản xuất trước đó so sánh dự đoán với kết quả quan sát để tối ưu hóa quy trình sản xuất trong trong tương lai.
Công cụ hỗ trợ được sử dụng trong suốt chu trình để cải tiến, ưu hóa việc quản lý hoạt động hàng ngày.
Tối ưu hóa thu hoạch và giảm chi phí bằng cách mô phỏng nhu cầu cho ăn và trao đổi nước, điều chỉnh các yếu tố dẫn đến stress ở động vật, giảm tính nhạy cảm với các bệnh như WSSV, Vibrio..
Tuân thủ các chương trình, chứng nhận quản lý tốt trong nuôi trồng thủy sản như ASC…
Báo cáo trên: Aquaculture Times