Vai trò của beta-glucan và tỏi trong kích thích các hoạt động miễn dịch ở tôm

Beta-glucan và tỏi là chất kích thích miễn dịch trên tôm, tức là có khả năng cải thiện một hoặc nhiều phản ứng từ hệ thống không đặc hiệu của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thiếu hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng. Ảnh: bmkgenetics.

Đặc trưng về hệ miễn dịch của tôm

Tôm là động vật có hệ thống miễn dịch khác biệt đáng kể so với động vật có xương sống. Tôm thiếu hệ thống miễn dịch đặc hiệu nên miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) là hình thức phòng thủ thiết yếu của chúng.

So với cá, tôm có hệ thống miễn dịch tương đối sơ khai. Chúng thiếu một hệ thống miễn dịch đặc hiệu và hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được cấu thành bởi các phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể.

Đáp ứng miễn dịch tế bào chủ yếu diễn ra trong các tế bào máu. Các tế bào máu đóng một vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của tôm, chủ yếu dựa vào quá trình thực bào, melanin hóa, bao bọc, gây độc tế bào và đông máu. Các yếu tố bảo vệ dịch thể, chẳng hạn như protein đông máu, agglutinin, enzym thủy phân và peptit kháng khuẩn được giải phóng khi ly giải tế bào máu, quá trình này được thúc đẩy bởi lipopolysaccharid (LPS), peptidoglycans và β-1,3-glucans. Khả năng miễn dịch này hoạt động như một biện pháp bảo vệ đầu tiên khỏi bệnh tật và các mối đe dọa gây chết khác.  

Điều này có nghĩa là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Do đó, miễn dịch tự nhiên là cần thiết để chống lại các mầm bệnh trên tôm.

Có thể tiêm vaccine cho tôm?

Nguyên tắc chính của việc tiêm phòng là việc đưa một mầm bệnh đã được làm vô hại (không gây bệnh) vào cơ thể con vật khỏe mạnh. Tác nhân gây bệnh kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của sinh vật (hệ thống miễn dịch). Phản ứng miễn dịch chính này kích hoạt khả năng ghi nhớ cho phép sinh vật tự bảo vệ hiệu quả khi bị lây nhiễm bởi cùng một mầm bệnh trong tương lai.

Tuy nhiên, phản ứng này lại không thể xảy ra ở tôm do chúng không có khả năng ghi nhớ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tôm và các loài giáp xác khác vẫn có thể phát triển phản ứng miễn dịch gần với phản ứng miễn dịch của các động vật có xương sống. Tuy nhiên, việc áp dụng những kết quả này trên quy mô lớn sẽ là quá sớm.

Cách bù đắp sự thiếu hụt miễn dịch có được ở tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, hình thức nuôi và điều kiện môi trường đều khiến tôm nuôi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng. Những yếu tố gây stress cho tôm bao gồm ô nhiễm, hàm lượng oxy hòa tan thấp, biên độ dao dộng nhiệt, thao tác về đánh bắt phân cỡ, sốc áp suất thẩm thấu- có thể trực tiếp gây chết hoặc tạo điều kiện cho các tác nhân bệnh cơ hội phát triển.

Cũng giống với các loài vật nuôi, tôm sẽ dựng một số hàng rào vật lý để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Lớp vỏ chitin chính là hàng rào vật lý đầu tiên. Nó bao gồm 1 lớp chất nhầy với tác dụng kháng khuẩn bề mặt hiệu quả. Sau khi vượt qua hàng rào vật lý, mầm bệnh sẽ chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.

Như vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu những tác động này là phát triển hàng rào vật lý và tạo môi trường nuôi lý tưởng (không có các yếu tố gây stress). Thực tế, một môi trường nuôi lý tưởng không có rủi ro không tồn tại. Sự suy thoái môi trường, các mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng luôn tồn tại trong hệ thống nuôi. Để bù đắp sự khiếm khuyết về ghi nhớ miễn dịch, một số chất có tác dụng kích thích miễn dịch giúp cho cơ thể tôm sẵn sàng chống lại dịch bệnh.

Thuật ngữ "chất kích thích miễn dịch" chứng minh có khả năng cải thiện một hoặc nhiều phản ứng (có thể đo lường được) từ hệ thống không đặc hiệu của tôm. Chất kích thích miễn dịch nhằm mục đích giữ cho hệ thống miễn dịch của tôm cảnh giác bằng cách kích hoạt phản ứng từ hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của chúng. Về mặt này, Βeta glucans và Manno-oligosaccharides (MOS) đặc biệt được biết đến để kích hoạt hệ thống miễn dịch và chức năng của các tế bào thực bào, cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa như Vitamin C và Vitamin E có thể giúp tăng khả năng chống căng thẳng. Các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như selen, cũng có đặc tính chống oxy hóa và có thể hạn chế tác động của các gốc tự do.

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các chất kích thích miễn dịch này được cung cấp đủ lượng thông qua thức ăn hoặc trực tiếp trong điều kiện nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn thường gây stress như phân cỡ sang ao, vận chuyển,  sốc áp suất thẩm thấu (do thay đổi độ mặn), v.v.

đại thực bào
   Beta-Glucan kích hoạt đại thực bào để tạo các miễn dịch chống lại mầm bệnh.

Hoạt động của beta glucan đối với việc kích hoạt hệ thống phòng bệnh của tôm

Beta-glucan hoạt động như chất kích thích tăng trưởng, chất kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên. Lipopolysaccharid (LPS), peptidoglycans và β-1,3-glucans là các chất được tìm thấy ở vi sinh vật như nấm và vi khuẩn,…. Khi các nhóm tác nhân này xâm nhập vào cơ thể tôm, hệ thống miễn dịch của tôm có khả năng phát hiện thành phần này trong vi sinh vật này và trực tiếp kích hoạt các chức năng phòng thủ của tế bào như thực bào, melanization, bao bọc và đông máu. 

Hoạt động của tỏi đối với hệ miễn dịch của tôm

Tỏi được chứng minh có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của tôm sú Penaeus monodon thông qua sự gia tăng nhanh chóng số lượng bạch cầu đơn nhân và hoạt động thực bào được tăng cường trong một khung thời gian dài hơn, do đó có thể cung cấp khả năng bảo vệ tăng cường chống lại sự lây nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra tỏi cũng làm gia tăng protein huyết tương ở tôm thẻ giúp tôm phòng vệ tốt hơn trong điều kiện nuôi nhốt.

NĂM 2021 CÔNG TY ANOVA ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM MỚI 
AQUA-BETA GARLIC với thành phần là BETA-GLUCAN VÀ TỎI  TRONG KÍCH THÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MIỄN DỊCH Ở TÔM
thuốc thủy sản
AQUA- BETA GARLIC là sản phẩm chứa Betaglucan được chiết xuất từ thành tế bào của nấm men bia có độ tinh khiết cao và bột tỏi cao cấp có tác dụng:
- Kích hoạt hệ miễn dịch của tôm cá, tăng cường các hoạt động miễn dịch, phòng ngừa các bệnh đốm trắng, EMS, phân trắng, gan tụy trên tôm; viêm ruột, xuất huyết, sưng chướng bụng, gan thận mủ, lở loét, thối đuôi trên cá.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh do ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây ra.
- Giảm stress do thời tiết bất lợi, sốc môi trường.

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ANOVA
36 Đại Lộ Độc Lập, KCN VSIP, P.Bình Hòa, TP.Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Tel: 0274.3782770 (317)  -  Fax: 0274.3782700 – Hotline:18001536
Website: www.anova.com.vn    -   Email: [email protected]

Đăng ngày 08/06/2021
BỘ PHẬN KỸ THUẬT CÔNG TY LD TNHH ANOVA
Doanh nghiệp

Khởi công nhà máy chế biến cá tra từ “nguồn tài chính xanh” ở Đồng Tháp

Tại Cụm công nghiệp Vàm Cống ở xã Bình Thành (Lấp Vò, Đồng Tháp), ngày 7/1/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (I.D.I) khởi công xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng từ “nguồn tài chính xanh”. Nhà máy chế biến cá tra này đã trở thành một đơn vị tiên phong thực hiện “Hành trình xanh - Giá trị xanh” trong nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Nhà máy chế biến
• 08:00 18/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 14:29 15/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 09:43 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 09:43 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 09:43 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 09:43 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 09:43 23/01/2025
Some text some message..