Vai trò của hormone melatonin đối với sự phát triển buồng trứng cá

Chức năng chính của buồng trứng ở cả động vật không xương sống và động vật có xương sống là tạo ra và phóng thích trứng có thể thụ tinh. Ở động vật có xương sống, buồng trứng chủ yếu được điều chỉnh bởi trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục (HPG).

buồng trứng cá
Buồng trứng rất lớn và chiếm khoảng 2/3 xoang bụng.

Trục HPG bắt đầu ở vùng dưới đồi, đóng vai trò là trung tâm điều hòa bằng cách giải phóng hormone gonadotropin (GnRH) từ các tế bào thần kinh sau đó kích thích sản sinh hormone tạo nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH). Hormone FSH thúc đẩy sự phát triển của nang trứng và tổng hợp các estrogen buồng trứng, trong khi hormone LH thực hiện chức năng của nó bằng cách thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào trứng và quá trình rụng trứng. 

Melatonin là một loại hormone chủ yếu được tổng hợp và tiết ra từ tuyến tùng theo nhịp sinh học của cơ thể dẫn đến nồng độ trong máu cao vào ban đêm và thấp vào ban ngày. Melatonin lần đầu tiên được phát hiện trong chiết xuất tuyến tùng của bò. Hơn nữa, melatonin được tổng hợp bởi nhiều cơ quan khác nhau và điều chỉnh các chức năng sinh lý khác nhau như giấc ngủ, kiểm soát mạch máu, chống co giật, điều hòa miễn dịch, hoạt động chống oxy hóa, chuyển hóa năng lượng và bao gồm cả quá trình sinh sản. Cơ chế mà melatonin điều chỉnh sự sinh sản ở  động vật có xương sống là một trong những lĩnh vực đang được nghiên cứu chính hiện nay. 

Ngày càng có nhiều báo cáo được công bố rộng rãi chứng minh rằng quá trình sinh sản của cá cũng được kiểm soát bởi trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục (HPG) và tác động tích cực của melatonin lên trục HPG kích thích sự phát triển của buồng trứng cá. Tác động của melatonin trên buồng trứng được thực hiện thông qua việc kích hoạt các thụ thể kết hợp với protein G (chất điều tiết truyền tín hiệu) đồng thời hoạt động như một chất loại bỏ các gốc tự do hay nói cách khác là một chất chống oxy hóa. 

Dữ liệu gần đây chỉ ra rằng melatonin cũng được tổng hợp trong buồng trứng và nó hoạt động trực tiếp để điều chỉnh sinh lý buồng trứng bao gồm quá trình sản sinh steroid (nội tiết tố sinh dục), sự hình thành nang trứng, sự trưởng thành của noãn bào và quá trình rụng trứng. Để có cái nhìn toàn diện về tác động sinh học của melatonin, bài viết này cung cấp thông tin tóm tắt mô tả tác động trực tiếp của melatonin đối với sinh lý buồng trứng từ các nghiên cứu trên cá. 

melatonin

Hormone melatonin có tác dụng trực tiếp đối với sinh lý buồng trứng cá.

Trong các loài cá, melatonin được phát hiện trong buồng trứng của cá chép Catla (Catla catla), cá medaka (Oryzias latipes) và cá ngựa vằn (Danio rerio). Một nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng buồng trứng cá medaka (Oryzias latipes) chỉ ra rằng các tế bào nang ở giai đoạn tiền rụng trứng có khả năng tổng hợp melatonin. Trong nghiên cứu đó, nồng độ melatonin trong huyết thanh được phát hiện là thấp vào ban ngày và cao vào ban đêm trong chu kỳ sinh sản 24 giờ phù hợp với nhịp sinh học được tìm thấy ở nhiều động vật có xương sống. Dựa trên những quan sát này, các tác giả kết luận rằng melatonin được tổng hợp trong tế bào của nang trứng trong chu kỳ sinh sản 24 giờ ở cá.

Như đã đề cập ở trên, melatonin ảnh hưởng trực tiếp lên buồng trứng cá khi liên kết với các thụ thể, sau đó các thụ thể sẽ liên kết với protein G (chất điều tiết truyền tín hiệu ) hoặc thông qua hoạt động chống oxy hóa kích thích sự trưởng thành của tế bào trứng. Một số nghiên cứu đã xác định sự hiện diện của các thụ thể melatonin trong tuyến yên ở cá hồi chum (Oncorhynchus keta), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá chó (Esox lucius L), cá vàng (Carassius auratus), cá vược (Perciformes spp.) và cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar). Điều này cho thấy tác động của melatonin lên tuyến yên có tác dụng điều chỉnh thời gian sinh sản và tổng hợp các nội tiết tố sinh dục được kiểm soát bởi trục HPG và có liên quan chặt chẽ với sự trưởng thành của tuyến sinh dục, rụng trứng và sinh sản trên cá.

Bản chất kỵ nước cao của melatonin tạo điều kiện thuận lợi cho sự khuếch tán qua màng sinh chất, cho phép tiếp cận tự do với tất cả các thành phần tế bào, bao gồm nhiều loại phân tử gốc tự do. Tác dụng chống oxy hóa này của melatonin, không cần thụ thể, được cho là có lợi cho sinh lý buồng trứng bằng cách giảm thiểu tổn thương mô do các gốc oxy hóa tự do. Có nhiều công bố ghi nhận sự gia tăng hoạt động chống oxy hóa của melatonin trong tỷ lệ trưởng thành tế bào trứng ở động vật có vú, chẳng hạn như con người, gia súc, lợn và chuột dẫn đến chất lượng tế bào trứng được cải thiện, tăng tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển của phôi.

Một trong những câu hỏi quan trọng cần được trả lời là liệu nồng độ melatonin trong buồng trứng có đủ cao để hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả trong cơ thể sống hay không. 

Nguồn: Takahashi, T., & Ogiwara, K. (2021). Roles of melatonin in the teleost ovary: A review of the current status [online], viewed 20 September 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.cbpa.2021.110907>.

Đăng ngày 13/11/2021
Uyên Đào
Kỹ thuật

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:20 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:57 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:57 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:57 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:57 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:57 17/02/2025
Some text some message..