Vẫn còn “đường ra” cho nuôi tôm nước lợ

Tính đến ngày 24-7, toàn Sóc Trăng tỉnh thả nuôi 30.988,2ha, đạt 68,86% kế hoạch; trong đó, tôm sú 15.529,3ha và tôm thẻ 15.458,9ha. Một trong những nguyên nhân làm tiến độ thả nuôi chậm là do nắng nóng kéo dài và đặc biệt giá tôm xuống thấp hơn cùng kỳ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg… Nhưng nuôi tôm nước lợ không phải không có lối ra.

tôm thẻ chân trắng
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát (hàng đầu phải) thăm mô hình nuôi tôm an toàn sinh học của Công ty TNHH Phú Thành.

* Điểm sáng lạc quan

Dạo quanh những diện tích nuôi tôm sú trên 3 tháng tuổi, điều ghi nhận của chúng tôi là phần lớn đều đang phát triển tốt, tôm đạt kích cỡ khá lớn. Tại ao tôm của bà Tiêu Thị Tiễn, ở xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, khi chài tôm lên xem thử cho thấy, kích cỡ bình quân khoảng 30 con/kg. Bà Tiễn hớn hở, cho biết: "Lúc bắt giống về, tôi không thả ngay ra ao lớn mà cho hết vô ao dưỡng. Sau 45 ngày, tôi mới chài sang qua ao lớn này, đến nay tôm đã được hơn 4 tháng, con nào cũng bự như nhau hết. Nếu thu hoạch lúc này ít gì cũng bán được giá 165 – 170 ngàn đồng/kg". Ông Lâm Quốc Tuấn, Tổ hợp tác Nông ngư ấp Nhơn Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: "Ở đây nếu nuôi tôm thẻ mật độ thưa (40 con/m2) chỉ sau 2 tháng là tôm vô cỡ 100 con/kg. Nhưng giá tôm thẻ quá thấp trong khi chi phí đầu tư thì cao. Nếu nuôi không khéo rất dễ bị lỗ nặng, nên hầu hết chuyển qua nuôi tôm sú cho an toàn".

Tại trang trại nuôi tôm rộng hơn 10ha của anh Huỳnh Khánh Lượng ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề, những dãy ao dưỡng, ao nuôi, ao lắng… cùng các trang thiết bị phục vụ nuôi tôm hoạt động liên tục tạo cho mọi người cảm giác vụ tôm ở đây vẫn đang rất an toàn. Anh Lượng chia sẻ: "Phải chọn mua loại con giống chất lượng tốt của những công ty có uy tín, nuôi ở độ mặn trung bình khoảng 10‰, pH khoảng 7,5; mật độ từ 80 - 100 con/m2, nhưng tốt nhất là 60 con/m2 và phòng bệnh cho tôm bằng các biện pháp tổng hợp... Riêng năm nay, do khó khăn về thời tiết và giá cả nên tôi chỉ thả nuôi mật độ 100 con/m2 và chỉ sau 3 tháng tôm đã đạt trọng lượng 50 con/kg". Quy mô hơn trang trại của anh Lượng là trại nuôi của Công ty TNHH Phú Thành, với 50ha đang thả tôm, gần kề với rừng ngập mặn ven biển, thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu. Anh Nguyễn Hoàng Kiếm, Giám đốc Công ty TNHH Phú Thành, cho biết: Tất cả diện tích nuôi tôm của trại đều áp dụng công nghệ an toàn sinh học, dưới sự tư vấn kỹ thuật của TS Trần Hữu Lộc, giảng viên Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Đúng là kỹ thuật cao có khác, tôm nuôi ở đây có màu sắc rất đẹp và kích cỡ khá đồng đều. Anh Kiếm cho biết: "Chỉ khi tôm vô cỡ 30 - 50 con/kg tôi mới thu hoạch vì giá tôm cỡ nhỏ hiện đang rất thấp".
Cách trang trại Phú Thành khoảng 30km về phía Bạc Liêu, thuộc địa bàn xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu là trang trại nuôi tôm theo quy trình Biofloc của Công ty Sao Ta. Hôm chúng tôi đến, trại đang có 50 ao nuôi được hơn 100 ngày, với trọng lượng tôm  bình quân trên dưới 100 con/kg, dù mật độ thả nuôi lên đến 200 con/m2. Theo cán bộ quản lý trại nuôi, năm 2013 – 2014, đơn vị đạt sản lượng 600 tấn và dự kiến năm 2015 sẽ đạt 1.000 tấn. Trong những lần trò chuyện trước đó, Tổng Giám đốc Công ty Sao Ta Hồ Quốc Lực cho biết: Đây là khu vực nuôi rất khó khăn, vì độ mặn rất cao. Tuy nhiên, sau 2 năm thử nghiệm với nhiều quy trình nuôi khác nhau, đến năm 2015, công ty quyết định nuôi mật độ cao theo quy trình Biofloc.

* Kiểm soát kỹ con giống, môi trường, dịch bệnh

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, trong khi diện tích tôm thu hoạch đến nay chỉ 5.234,3 ha (tôm sú 1.769,8 ha; tôm thẻ 3.464,5 ha), với tổng sản lượng đạt ước đạt 15.243,5 tấn, thì diện tích thiệt hại đã gần 7.353ha, chiếm 23,7% diện tích thả nuôi; trong đó: tôm sú thiệt hại 3.701,3 ha; tôm thẻ thiệt hại 3.652,4 ha. Đặc biệt, ở vùng có diện tích nuôi lớn của tỉnh là thị xã Vĩnh Châu mấy năm gần đây, diện tích thiệt hại luôn đứng ở mức cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Đây mới là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục để vực dậy vùng nuôi có diện tích lớn này.

Để có vụ nuôi thành công, người nuôi và một số nhà khoa học đã đúc kết bằng công thức: "Nhất giống, nhì môi (môi trường), tam mồi (thức ăn), tứ kỹ (kỹ thuật)", nên vấn đề chất lượng con giống hiện nay là rất đáng quan tâm. Trở lại với diễn biến tình hình nuôi tôm nước lợ trong 6 tháng đầu năm sẽ thấy, hầu hết các địa phương đều giảm mạnh diện tích nuôi, khiến lượng con giống (post) dư thừa, doanh nghiệp sản xuất giống thua lỗ. Từ đây, rất dễ phát sinh tình trạng con giống kém chất lượng khi các tỉnh đều tập trung thả nuôi trở lại.

Theo một cán bộ thú y, có tình trạng do không bán được con giống lúc đầu vụ nên một số cơ sở, doanh nghiệp sản xuất con giống không tiếp tục nhập tôm bố mẹ về sinh sản, mà sử dụng lại tôm bố mẹ đã cho sinh sản từ đầu năm, nhằm giảm chi phí. Với việc sử dụng tôm bố mẹ cho sinh sản nhiều lần chắc chắn sẽ không có đàn tôm post khỏe mạnh theo đúng tiêu chuẩn, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc tôm post tại tỉnh là hầu như không thể. "Tỉnh chỉ có thể kiểm dịch tôm post bằng cảm quan hoặc làm test một số loại bệnh, còn tôm post được sinh sản như thế nào chỉ có đơn vị kiểm dịch tại gốc mới biết được" – cán bộ này cho biết thêm.

Trong chuyến tham quan mô hình nuôi tôm an toàn dịch bệnh tại Sóc Trăng vào trung tuần tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhận định: Năm 2015 đúng là khó khăn, thời tiết nắng nóng, dịch bệnh và cả sự tác động của giá tôm nên diện tích thả nuôi tại hầu hết các địa phương đều giảm. Tuy nhiên, hiện nay nuôi tôm ở Sóc Trăng và vùng bán đảo Cà Mau đang phục hồi nên khả năng vẫn đạt chỉ tiêu diện tích, sản lượng. Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ: "Tôi đi thăm các trang trại và trò chuyện với người dân nuôi tôm trúng, họ đều cho biết là nhờ giám sát dịch bệnh chặt chẽ. Như vậy, vấn đề hiện nay không chỉ là diện tích nuôi mà quan trọng hơn là phải giám sát tốt dịch bệnh. Có như vậy, chúng ta mới đạt được sản lượng như mong muốn, người nuôi mới có hiệu quả và các nhà máy mới có đủ nguyên liệu chế biến, xuất khẩu. Đối với Sóc Trăng, nếu các trại nuôi đều thực hiện tốt như các điểm trên, tôi tin chuyện đạt sản lượng là không khó".

Với giá tôm hiện tại, nếu nuôi đạt năng suất, người nuôi vẫn có lời. Nên vấn đề hiện nay là làm sao giải quyết tốt công tác quản lý con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, môi trường và đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh.

 

Báo Cần Thơ, 29/07/2015
Đăng ngày 31/07/2015
Bài, ảnh: Xuân Trường
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:49 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:49 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:49 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:49 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 16/11/2024
Some text some message..