Vấn đề lợi và hại của tảo

Trong nuôi tôm, tảo luôn hiện hữu với mật độ dày hoặc ít. Chúng có rất nhiều loại và có những lợi ích, tác hại khác nhau, tác động trực tiếp đến môi trường ao nuôi và cả tôm nuôi trong ao.

Tảo
Tảo vừa có lợi và vừa có hại cho ao nuôi tôm

Tảo trong ao nuôi tôm giúp cân bằng hệ sinh thái, là nguồn cung cấp oxy cho tôm, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa và các chất hữu cơ có trong ao nuôi. Trong ao nuôi luôn xuất hiện song song tảo có lợi và tảo độc. Khi tảo độc phát triển quá mức sẽ gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi như gây hoại tử gan tụy, tôm dễ nhiễm bệnh đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gây thiếu oxy cục bộ vào ban đêm, tôm chết hàng loạt. 

Tảo phổ biến trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo lục, tảo khuê, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Mỗi loại tảo đều có đặc điểm phát triển và sự tác động khác nhau đến môi trường ao nuôi và sự phát triển của tôm. Nắm vững đặc điểm của mỗi loại tảo và kịp thời điều chỉnh được mật độ tảo là điều hết sức cần thiết. 

Các loại tảo trong ao nuôi tôm 

Tảo có lợi 

Tảo lục và tảo khuê thuộc nhóm tảo có lợi, vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm trong giai đoạn đầu thả nuôi. Ngoài ra, tảo lục và tảo khuê còn là nguồn cung cấp lượng lớn oxy cho tôm. 

Tảo khuê (Tảo silic) 

Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao. Tảo khuê thích hợp là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi. Tôm thích ăn thức ăn tự nhiên như tảo khuê hơn là thức ăn viên công nghiệp. Vì vậy nếu ao nuôi có chứa tảo khuê sẽ cho năng suất cao hơn và tiết kiệm chi phí thức ăn đến 15%. 

Tảo khuê dạng đơn bào tốt cho ao nuôi tôm hơn dạng đa bào. Vì khi ở dạng đa bào, chúng tạo thành chuỗi hoặc xoắn, thường vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm, nhất là khi chúng phát triển với mật độ cao. 

Tảo lục 

Tương tự như tảo khuê, tảo lục cũng là loại tảo có lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và có khả năng ổn định các chỉ số môi trường nước ao. Tảo lục có kích thước nhỏ, không độc, không gây mùi cho ao nuôi. Khi tảo lục phát triển mạnh, chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ làm nước ao có màu xanh nhạt (xanh nõn chuối). 

Các loại tảoMột số loại tảo phổ biến trong ao nuôi. Ảnh: truongsinhgialai.com

Tảo gây hại (Tảo độc) 

Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt được coi là tảo có hại cho tôm vì chúng gây hiện tượng nở hoa, sinh ra nhiều chất độc hại cản trở quá trình hô hấp của tôm, suy giảm hệ thống gan tụy, gây ra các bệnh đường ruột. 

Tảo lam 

Tảo lam là loại tảo độc vì chúng tiết ra các chất độc ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Tôm ăn phải tảo lam sẽ không tiêu hóa được, gây bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, phân đứt khúc, gây mùi hôi trên tôm, làm tắc nghẽn mang tôm và gây cản trở hô hấp. 

Ao nuôi bị tảo lam sẽ thì nước ao có màu xanh đậm hoặc có nổi váng xanh trên mặt nước, đặc biệt là nổi thành từng đám ở nơi cuối gió vào lúc trời nắng gắt. 

Tảo mắt 

Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường nước, vì vậy mà ao nuôi tôm xuất hiện tảo mắt cho thấy nước ao ô nhiễm, nền đáy ao bẩn. Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt. 

Tảo mắt là loài tảo độc vì chúng cạnh tranh oxy với tôm, khi chúng chiếm ưu thế khiến tôm thiếu Oxy, gây ra hiện tượng nổi đầu, tấp mé và kéo đàn. 

Tảo giáp  

Đây là loại tảo độc gây ra một số bệnh phổ biến trên tôm như: tắc nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, phân đứt khúc, rớt cục thịt và nổi đầu về đêm. 

Tảo giáp thường xuất hiện trong các ao nước mặn, chỉ có khoảng 10% xuất hiện ở nước ngọt. Tảo giáp khi phát triển trong ao nuôi sẽ khiến nước ao có màu nâu đỏ và các váng nâu đỏ nổi trên mặt nước.  

Tảo đem lại lợi ích và tác hại gì cho ao nuôi? 

Khi tảo có lợi phát triển ở mức cho phép, chúng sẽ giữ ổn định nhiệt độ nước cho tầng đáy bằng cách che phủ phần nào bề mặt ao khỏi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân hủy chất hữu cơ trong ao, trong khi tảo có lợi phát triển sẽ tạo ra một màng phiêu sinh ngăn cản gián tiếp sự tích lũy của các chất độc có hại cho tôm. Tảo cũng có khả năng hấp thu ion NH4+, phần nào làm giảm khí amoniac gây độc cho tôm. 

Ao nuôi tômAo nuôi tôm là môi trường thuận lợi cho tảo sinh trưởng. Ảnh: ncn.com.vn

Khi tảo có hại phát triển quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng nở hoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm cũng như môi trường nuôi. Tảo sẽ cạnh tranh với tôm nuôi về mặt oxy và dinh dưỡng. Vì vậy không thể để hiện tượng này xảy ra trong ao, nên áp dụng các biện pháp phòng trị khi vừa phát hiện có tảo độc xuất hiện. Hơn nửa, một khi tảo tàn sẽ làm môi trường nước bị ô nhiễm nặng, sản sinh ra nhiều độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng trưởng của tôm. 

Tảo có hại cũng quang hợp và hô hấp. Tuy nhiên việc này ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH và quá trình hình thành các khí độc trong ao. Những khí độc này đều rất nhạy cảm đối với tôm cũng như môi trường sống của chúng. Nếu độ pH tăng lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều không tốt cho sự phát triển của tôm. Mà pH thay đổi là do hàm lượng CO2 trong các quá trình quang hợp và hô hấp của tảo. 

Một số loại tảo có hại có chứa độc tố, sẽ tích lũy vào trong cơ thể tôm và phát độc trong thời gian ngắn. Nguy hiểm hơn, các loại độc tố này có thể ảnh hưởng đến cả con người trên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và gan. 

Tuy tảo có nhiều tác hại nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà tảo mang lại trong ao nuôi tôm thâm canh. Chính vì vậy, người nuôi cần quản lý tảo thật thận trọng, theo dõi màu nước thường xuyên để có những xử lý phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của tảo. 

Đăng ngày 10/02/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 03:47 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 03:47 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 03:47 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 03:47 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 03:47 08/11/2024
Some text some message..