VASEP phản đối Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam

VASEP rất bất bình trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế, đồng thời phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

catfish vietnam
Ngành chế biến cá tra xuất khẩu của Việt Nam luôn chịu sức ép thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Ngày 5/9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phát đi thông báo phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 9 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) với cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ.

Theo VASEP, ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012, thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Theo đó, thuế CBPG cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong quyết định sơ bộ của POR9 cho 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là  0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg và cho các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg. 

VASEP rất bất bình trước việc DOC đột ngột thay đổi cách chọn quốc gia thay thế, đồng thời phản đối mức thuế trong quyết định sơ bộ cho đợt xem xét hành chính thuế CBPG lần 09 của DOC.

Trước đó, VASEP cùng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ đã khiếu kiện phán quyết cuối cùng POR8 của DOC lên Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US CIT), yêu cầu xem xét tính chính xác trong các tính toán của DOC, buộc DOC phải lựa chọn lại quốc gia thay thế hợp lý hơn và tính toán lại mức thuế. CIT đã chấp nhận đơn khởi kiện và yêu cầu Hải quan Mỹ tạm dừng không thu thuế CBPG của các doanh nghiệp theo kết luận cuối cùng của POR8 cho tới khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án này.

Quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam đã dẫn đến mức thuế CBPG trong quyết định sơ bộ lần này tăng cao một cách vô lý. Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, chính DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam, vì quốc gia này không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính. Hơn nữa, Indonesia thực tế chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới.

Thậm chí, quyết định chọn Indonesia làm quốc gia thay thế đã mâu thuẫn với chính quyết định của DOC trước đó vào ngày 8/11/2012 khi công bố danh sách 6 quốc gia sẽ được sử dụng làm nước thay thế để tính toán mức thuế CBPG cho POR9, trong đó Indonesia không nằm trong danh sách 6 nước này. Chính DOC đã thừa nhận Indonesia không có sự “tương đồng về điều kiện kinh tế” với Việt Nam đối với hơn một nửa số tiêu chí của POR.

Liên tiếp qua các kỳ xem xét hành chính, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau.

Quyết định sơ bộ này của DOC đã chịu ảnh hưởng từ cuộc vận động chính trị của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA). Quyết định sơ bộ mang tính trừng phạt này của DOC khiến các doanh nghiệp Việt Nam nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét của DOC.

Dân Trí
Đăng ngày 06/09/2013
Thảo Nguyên
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 06:54 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 06:54 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 06:54 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 06:54 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 06:54 08/11/2024
Some text some message..