Về Bình Thuận săn đặc sản diêu biển

Ở Tuy Phong, dân đi bắt diêu biển (hải sản giống cua), năm nào cũng đợi mùa gió nồm. Từ tháng giêng âm lịch, gió nồm tràn về mũi La Gàn (xã Bình Thạnh), cũng là lúc những con diêu biển to tròn, chắc nịch theo nước biển tấp vào rạn san hô, len lỏi trong gành đá. Mùa diêu kéo dài đến tháng 3 mới ngớt...

san dieu bien

"Quà” của biển

Những ngày này, 5 giờ sáng trời vẫn còn dày sương. Sớm mai ở vùng biển La Gàn không chỉ sương dày mà còn khá lạnh. Vậy mà ông Võ Lượm, người xã Chí Công đã thức dậy từ lâu, chuẩn bị xong những thứ mang theo như nước uống, cơm trưa… cho một ngày đi bắt diêu biển và chờ tôi cùng xuất phát.

Chúng tôi đi về phía biển khi sương vừa tan, nhìn rõ lối đi xuống bãi.  Ông Lượm vừa đi  vừa nói: “Năm nay diêu rộ vào trước và sau tết. Người ta đi chơi đây đó, còn tôi cứ bám lấy biển mà làm ăn. Thấy ham lắm, bắt chừng vài ba kg, có gần 500 ngàn đồng ngon ơ”. Là một trong những người tìm bắt diêu biển hơn chục năm nay, ông Lượm khá rành về tập tính con vật. Ông bảo loài này thích sống ở những vùng có rạn san hô,  ăn sinh vật và  thực vật biển.

Không như  một số loài sinh vật biển khác thường có sự ngụy trang để tránh kẻ thù, con diêu  dường như chẳng sợ điều gì. Mỗi con  trung bình to gần bằng nắm tay, mai màu nâu tím bóng bẩy, phần bụng dưới màu vàng ươm. Diêu rất khỏe, chạy nhanh, và thường  ẩn nấp trong các hốc  san hô.

Từ tháng chạp đến tháng 3 hằng năm, chúng kéo nhau vào rạn san hô gần bờ, sâu gần một sải nước (hơn 1m) để sinh sản. Thế nhưng, để bắt được diêu không dễ dàng, phải canh con nước lớn, nước ròng, phải dầm mình trong nước biển lạnh đến tê người. Với những người sống bằng nghề biển, mùa diêu về là mùa hy vọng, bởi khoản tiền bán diêu có thể sắm sửa được nhiều thứ.

Đặc sản diêu biển

Trước đây, diêu biển được coi là thức ăn của nhà nghèo. Nay dân lắm tiền cũng lùng sục tìm mua vì thịt diêu ngọt, ăn một lần là nhớ mãi. Thứ này thuộc hàng “hiếm” nên chẳng có nhiều để đưa vào nhà hàng, quán nhậu. Theo lời của ông Lượm thì 1 kg càng diêu giá phải đến 200 ngàn đồng”.

dieu bien dac san binh thuan

Tôi quơ vội cành dương khô, đốt lên đóng lửa, bắt con “tám cẳng hai càng” đưa ngay vào đống lửa đỏ rực. Độc chiêu nhất khi thưởng thức con diêu, đó là giở ngược cái mai, túm mấy cái chân xé toạc một đường trước khi đưa vào miệng.

Con diêu mới nướng còn hơi nóng thơm kỳ lạ, có chút the the, cay cay  bay lên mũi. Bỏ miếng thịt diêu vào miệng, vị ngọt lịm lan nhanh đến mát lòng. “Thứ này đạm cao. “Sung” lắm đấy chú em ạ” - ông Lượm cười hà hà, nói.

Dân biển nhiều người nói: con diêu có vị thuốc, hỏi kỹ thuốc gì thì… họ đều bảo ăn vào tinh thần sảng khoái, đặc biệt cái khoản “chinh chiến” thì cứ dài ra, hơn cả “Minh Mạng thang”. Tôi không biết điều ấy đúng sai, nhưng cô hàng xóm của tôi khi nói tới con diêu biển thì mặt cứ đỏ bừng! Diêu biển Tuy Phong là  vậy đó!

Bình Thuận Online
Đăng ngày 04/03/2012
Minh Chiến
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:19 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 20:19 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 20:19 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 20:19 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 20:19 26/11/2024
Some text some message..