Về Mỹ Hưng nghe chuyện ông Hai Lùng

Người Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước có câu cửa miệng thế này: “Chỗ nào ông Hai có mặt thì chỗ đó coi như đói nghèo hết cửa tung hoành”. Ông Hai mà mọi người nhắc đến là ông Nguyễn Thanh Lùng, thâm niên hơn 40 năm công tác ấp, trong đó làm trưởng ấp và bí thư chi bộ tính sơ sơ cũng tầm 30 năm.

Về Mỹ Hưng nghe chuyện ông Hai Lùng
Với ông Nguyễn Thanh Lùng, con ba ba có duyên nợ kỳ lạ và trở thành nguồn thu nhập kinh tế ổn định.

Năm 2015, mùa báo Tết, chúng tôi về thăm Mỹ Hưng trong không khí rộn ràng của trời đất và lòng người. Khi được nghe các cựu chiến binh huyện Cái Nước khoe: “Mỹ Hưng là ấp đầu tiên của toàn huyện xoá hết hộ nghèo”, lòng cứ ngờ ngợ chuyện này không biết thực hư ra sao. Bởi khó khăn chung của toàn tỉnh là giảm nghèo, mà không lẽ mấy trăm hộ trong ấp đều ngon lành hết, chẳng “sẩy” nhà nào". 

Hình như đoán định được những băn khoăn của mấy anh phóng viên trẻ, ông Hai đề cập vào câu chuyện một cách chân tình: “Hồi trước, cách đây cũng chỉ chục năm thôi, Mỹ Hưng nghèo lắm. Dân tình ở đây ám ảnh cái nghèo dẫu chí thú làm ăn. Rồi khi nhận được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, không còn ai khó khăn nữa”.

Cũng từ đó, qua câu chuyện của ông Hai, chúng tôi hiểu rằng, thành quả mà Mỹ Hưng đạt được không tự dưng mà có. Ông Hai ít nói, làm nhiều, tận tâm tận lực cho công việc chung, là lá cờ đầu trong mọi phong trào của ấp. Có nhiều câu chuyện kể về sự cống hiến lặng thầm, tận tuỵ của ông qua lời bà con ấp Mỹ Hưng: “Hồi đó, khi mấy đứa con còn nhỏ, những ngày mùa rẫy, mùa gặt, ông Hai ban ngày đi công tác ấp, ban đêm gặt lúa, hái bí rợ”; “có lúc thấy anh em cán bộ ấp làm việc vất vả mà chế độ thấp quá, ông Hai bỏ tiền nhà ra ứng cho anh em có “cái dằn túi”, nhiều khi quên luôn”; “Ở Mỹ Hưng này, nhiều gia đình nhận sự giúp đỡ của ông Hai, từ vốn đến kinh nghiệm làm ăn"…

Cứ như thế, những câu chuyện truyền miệng về "ông Hai" được cán bộ và người dân nơi đây nhắc mãi.

Rồi thì một quãng đường, một buổi chiều mưa, tôi và ông Hai có dịp tâm tình bên ly trà quạu. Ông vẫn vậy, chỉ có mái tóc bạc nhiều hơn, vẻ mặt trầm ngâm hơn: “Đợt vừa rồi thấy sức khoẻ yếu, tôi xin tổ chức cho nghỉ làm bí thư chi bộ, nhưng tổ chức vận động ráng thêm một nhiệm kỳ”.

Nhìn con kinh Cả Đài trước nhà, ông kể: “Hồi mới về sau tiếp thu (ngày giải phóng miền Nam - PV), cái kinh chừng 2 thước, chỉ bơi chớ đâu chèo được, còn trên bờ thì không có đường đi bộ”.

Vùng đất sau chiến tranh hoang tạp, úng nước, ông Hai Lùng một thân một mình vật lộn với hơn 30 công đất hương hoả. Ông miêu tả: “Lúc đó ba má cho đất làm, mới hơn 20 tuổi, chưa vợ con, khẩn hoang tới đâu thì cấy lúa tới đó. Mới đầu ở nhờ nhà người cô, sau đó cất tạm cái chòi”. Lúa mùa, mấy giạ/công, làm đầu tắt mặt tối mà tay trắng.

Nhìn xóm Cả Đài lúc đó lưa thưa mấy chục nóc gia, nghèo khó triền miên, ông Hai mới ngẫm nghĩ, phải đắp đập, kê liếp, xổ phèn, giữ ngọt. Có như vậy may ra cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn. Ông đi khắp xóm kêu gọi, hăng hái xốc vác, cùng lăn lộn, cùng san sẻ với mọi người. Hình ảnh chàng thanh niên hiền khô, giỏi giang và đạo đức đã ăn sâu vào tình cảm của bà con Mỹ Hưng: “Ờ, Hai Lùng nói có lý, vậy thì mần”.

Rồi mùa nối mùa, đồng đất Mỹ Hưng ngày càng thành thuộc, lúa trúng đầy bồ. Ông Hai Lùng có vợ, sanh con, hăng say lao động và chưa khi nào hết lửa với công việc của xóm làng. Hết lúa tới trồng dừa, trồng mía, trồng rẫy, chăn nuôi, ông “chấp hết”. Bộ “quần áo vắn” đóng phèn, lúc nào cũng rỏ nước tong tong, ông mua thêm đất để thoả sức nghĩ, sức làm.

“Nhớ nhất là những mùa bí rợ, mùa dưa hấu, khoảng chục năm trúng quá trời. Nói thiệt, không có rẫy bí, rẫy dưa lúc đó chẳng biết xoay xở ra sao”, ông Hai bộc bạch. Bằng sự cần cù, kiên nhẫn và cũng không kém phần táo bạo, ông Hai đi học hỏi khắp xứ, thấy “món nào” nhắm mần được là ông kỳ quyết làm. Tổng kết cả đời làm nông dân, ông đánh giá: “Có cái trúng ít, có cái trúng nhiều, nhưng chưa bao giờ lỗ hết”.

Nói tới đây, gương mặt ông rạng rỡ: “Ờ, hồi lúc mới chuyển dịch sang nuôi tôm, khoảng từ năm 2001-2004, tôm trúng dữ lắm. Cả ấp trúng luôn mới mừng”. 6 ha đất của ông mang về thu nhập tiền trăm, tiền tỷ. Ông tâm sự: “Với những nông dân như tôi, cầm số tiền lớn trong tay mà cứ nghĩ đang mơ”.

Rồi hiệu quả con tôm dần lắng xuống, người Mỹ Hưng giật mình: “Trời đất, lỡ tôm chết rề rề vầy hoài  lấy gì sống”. Ông Hai đi tìm câu trả lời đó bằng việc xây chuồng, mua cá sấu con về nuôi; đổ cọc trồng thanh long ruột đỏ; thả cua, thả sò, nuôi cá trong vuông tôm. Chưa hết, ông làm chuồng nuôi bồ câu, đặc biệt là gắn bó duyên nợ với con ba ba. Cá sấu trúng mấy vụ rồi lần lần rớt giá, thanh long ruột đỏ trồng cầm chừng bỏ ống, bồ câu, thỏ thì đầu ra khó khăn, sức khoẻ cũng không còn như trước, rốt cuộc ông chỉ “nhân ngãi” nhất với con ba ba.

Ông Hai chùng giọng: “Khi làm mô hình gì mình cũng kỳ vọng, có điều mình là nông dân, đâu có tính được giá cả, đầu ra. Nhiều bà con làm theo mình, lúc khó khăn tôi cũng thấy day dứt lắm”. Ở Mỹ Hưng, chuyện ông Hai làm trước, làng nước làm theo không còn là chuyện lạ. Mà nghĩ cho rốt ráo, trách nhiệm này vai của ông Hai muốn gánh cũng đâu gánh được…

Nói về con ba ba, mắt ông Hai sáng lên: “Mới đầu mua giống ở Bạc Liêu, của người quen. Mình nuôi rồi mày mò nhân giống. Loại này cũng dễ nuôi thôi, quan trọng nhất là phải chăm sóc, cho ăn cẩn thận”. Từ một nông dân gặp con ba ba hỏi “con này là con gì”, tới bữa lẩu ba ba, thử miếng đầu tiên mà hồi hộp, ông Hai Lùng quả quyết: “Phải học cho được cách nuôi con này”.

Rồi thì sách vở, báo chí, chỗ nào có chữ ba ba ông gom về nghiên cứu. Chưa hết, ông lên đời với việc đầu tư internet để lướt web xem kỹ thuật nuôi ba ba. Ở tỉnh Cà Mau, ông là một trong những nông dân đầu tiên nghiên cứu được cách ấp trứng ba ba (một người nữa là ông Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn - PV). Kinh nghiệm, kiến thức và cả tình yêu khiến ông Hai Lùng nói về ba ba đúng nghĩa một chuyên gia: “Trứng ấp khoảng 58-62 ngày thì nở. Ba ba thấy vậy chớ mạnh dữ lắm, con cỡ 2 kg mà một mình có khi vật không lại nó chớ giỡn đâu!”.

Thời giá hiện tại, ba ba thịt bán tại nhà 200.000 đồng/kg, ba ba giống thì 15.000 đồng/con; nhà ông Hai Lùng còn hơn 500 con gối đầu, xen vụ. Ông Hai cười hiền: “Giờ tôi chỉ còn lứa ba ba và mấy trăm gốc thanh long thôi. Con ba ba hiện giờ giá cả, đầu ra tương đối ổn định, mấy thứ khác giờ có trồng, có nuôi cũng hổng lời nhiều”.

Hỏi ông, ở Mỹ Hưng nói riêng, Cái Nước nói chung thì làm mô hình gì, trồng cây gì, nuôi con gì mới “có ăn”, ông nghĩ ngợi một lúc rồi trải lòng: “Nói thiệt, bây giờ cái gì cũng khó. Kiểu được mùa mất giá, rồi làm theo kiểu phong trào thì cứ loay hoay hoài vậy thôi”.

Nỗi niềm của ông là nỗi niềm của người nông dân dám nghĩ, dám làm, chưa có thử thách nào là chưa từng kinh qua. Bởi vậy mới thấy, nông dân Cà Mau vẫn còn thiếu rất nhiều thứ trong quá trình hội nhập, đổi đời.

Những nông dân như ông Hai Lùng ở Cà Mau không thiếu, nhưng để trở thành những người dám “chơi lớn”, nông dân “lái xe hơi” thì chắc còn xa lắc. Khoa học - kỹ thuật, vốn, thị trường, quy hoạch… hình như ở khâu nào, nông dân Cà Mau cũng thiếu. Ông Hai Lùng và những người nông dân chân chính chưa bao giờ hoài nghi sức đất, sức người của quê hương, xứ sở, nhưng kỳ vọng vào một sự đổi đời, “làm nông dân sướng như bên Tây, bên Nhật” vẫn chỉ là ước mơ. Ông Hai thổ lộ: “Nhận được bằng khen của Thủ tướng là vinh dự lớn trong đời. Nhưng cái bản thân làm được, giúp được cho bà con thì rất khiêm tốn".

Ông Nguyễn Thanh Lùng hiện là Bí thư Chi bộ ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước. Ông có hơn 40 năm công tác ở ấp, trong đó có 30 năm làm trưởng ấp và bí thư chi bộ.

Từ năm 2010 đến nay, ông Hai liên tục đạt và giữ vững danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Ông Hai Lùng nhận được 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và nông dân sản xuất giỏi giai đoạn 2013-2017; Kỷ niệm chương Vì giai cấp nông dân Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh Cà Mau, các sở, ngành, địa phương.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 17/09/2018
Phạm Hải Nguyên
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:29 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:29 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:29 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:29 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:29 23/12/2024
Some text some message..