Về Tháp Chàm, ăn cá cồ nướng

“Ai về nhắn với nậu nguồn/Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Đâu chỉ cá chuồn (quê tôi còn gọi là cá cồ) nấu mít non mới đúng “bài”, mà cá chuồn nướng cũng là một món ngon, trở thành đặc sản của người dân vùng biển.

Về Tháp Chàm, ăn cá cồ nướng
Cá chuồn nướng là đặc sản dân biển vào mùa hè

Cuối tuần, cả nhà tôi lại dắt díu nhau về quê chồng, vừa đặt chân lên động cát là một mùi cá nướng thơm lừng, quyến rũ, lan tỏa quyện vào trong gió biển làm dậy mùi cả xóm nhỏ. Chồng tôi vừa nói, vừa tấm tắc: Chắc là ghe mới vào, cá chuồn tươi nên cả xóm ai cũng nướng cá ăn đó, vợ chồng mình lại “trúng” bữa ngon miệng nữa rồi. Món cá cồ nướng mọi, chấm muối ớt của làng anh nổi tiếng lắm đó, ăn chỉ có mà “nhức răng”. Làm dâu xứ biển toàn được ăn ngon không à!

Mùa này, cá cồ là đặc sản của dân biển Phú Diên (Phú Vang). Cá cồ tập trung ở vùng biển Nam Trung bộ mà nhiều nhất là mùa hè. Cá có dáng thon dài, lưng xanh, bụng trắng, cặp cánh dài tận đuôi. Cá cồ có thể chế biến được rất nhiều món: kho ớt, nấu canh chua, chiên dòn, nhưng cá cồ “nướng mọi” vẫn là món dân biển hay chế biến và là món đặc sản mà các hàng quán ở Tháp Chàm vẫn hay phục vụ khách du lịch. Trời nóng, lượng khách tìm tới các vùng biển xa như Tháp Chàm (Phú Diên) cũng đông hơn. Các hàng quán ở đây lại có dịp giới thiệu thêm món ngon cho du khách. Cá cồ nướng không phải ai cũng biết, nhất là thưởng thức ngay tại bãi biển, vừa ăn vừa hít hà mùi thơm của cá thoang thoảng trong làn khói hòa cùng gió biển mát rượi.

Nhưng sướng nhất là được ăn cá cồ nướng ngay tại nhà của các ngư dân, nghe các ngư phủ kể chuyện về biển khơi thì đúng là “ăn quên no”. Hai vợ chồng, đứa miền biển, đứa miền núi đúng là thích hợp với câu ca dao: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”.

Cá cồ nướng thường được để nguyên con, chỉ làm sạch mang và ruột, đánh vảy, để ráo nước rồi cứa dọc hai bên thân, ướp một ít gia vị cho cá nướng thêm đậm vị. Trước khi nướng cá thì quét một lớp dầu ăn lên vỉ nướng để cá dễ gỡ, không bị dính. Khi than hồng, cho cá lên nướng và trở đều tay để cá chín đều mà không bị cháy phần da. Ngồi canh lửa cho ba mà mùi thơm cá chuồn nướng thơm nức mũi khiến cái bụng cứ réo rắc, miệng thì liên tục nuốt nước bọt.

Cá chuồn nướng chín vàng ruộm, tỏa mùi thơm phức được bày lên dĩa, mới nhìn thôi cũng đã thấy tốn cơm, tốn bia. Nướng cá xong, ba chồng liền làm luôn dĩa muối sống giã cùng ớt xanh thơm phức. Ăn cá cồ nướng cũng không cần cầu kỳ, cứ dùng tay, bẻ đôi con cá, tách lấy phần thịt  chấm với nước mắm ruốc nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì bằng. Cá chuồn nướng cũng có thể ăn kèm với rau sống, dưa leo tùy vào sở thích của người ăn. Vị mằn mặn của biển cả hòa trong vị thơm, bùi, béo ngậy của cá cũng đủ làm nên một đặc sản của xứ biển rồi.

Cá chuồn khá phổ biến và rẻ, khoảng 50-70 ngàn đồng/kg và có thể mua ở bất cứ chợ ven biển nào, kể cả các chợ ở thành phố và vùng ven. Thế nên, khi muốn ăn, bạn chỉ cần ra chợ, chọn những con cá tròn tươi, xanh ngắt về nướng đãi cả gia đình. “Sang chảnh” hơn thì ghé biển Phú Diên, gọi món cá cồ nướng, đảm bảo bạn sẽ có buổi chiều thú vị giữa không gian thoáng đãng có trời xanh, mây trắng, gió thổi vi vui với mùi cá nướng thơm lừng. Nhấp ngụm bia lạnh, bẻ miếng thịt cá cồ nướng chấm muối ớt xanh nghe sóng biển rì rào, đảm bảo bạn sẽ thấy cuộc đời thi vị lắm!

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 15/07/2019
Thảo Vy
Ẩm thực

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 12:00 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 12:00 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:00 27/04/2024