Vèo tôm giống thế nào cho đúng?

Hiện đang là chính vụ xuống giống nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đa phần người dân nuôi tôm theo mô hình quảng canh và tôm - lúa vẫn thường bỏ qua công đoạn vèo (ương) tôm giống.

Vèo tôm giống
Vèo tôm giống là một công đoạn quan trọng người dân không nên bỏ qua

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, đây là công đoạn quan trọng, người nuôi không nên bỏ qua.

Công đoạn vèo tôm giống trước khi thả nuôi cũng không phải quá xa lạ với người nuôi tôm. Nhưng, kỹ thuật vèo tôm giống thế nào cho đúng và mang lại kết quả cao nhất thì đa số người dân chưa làm được.

Thời gian vừa qua, để phổ biến kỹ thuật vèo tôm giống, Phân viện Nghiên cứu thủy sản Nam Sông Hậu (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II) đã làm thí điểm mô hình trên tại một số hộ dân tại ấp kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau). Đến nay, mô hình được đánh giá thành công, cho tỷ lệ sống ở giai đoạn ương giống là 70%.

Ông Lê Văn Trúc, Phó Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu thủy sản nam Sông Hậu cho biết, để vèo tôm thành công, người dân cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau: Lưới dùng làm vèo có độ thưa chỉ từ 0,3 - 0,5mm. Chiều cao của vèo dao động từ 1 - 1,2m. Khi tiến hành cắm vèo, người dân nên cắm dọc theo các mương nơi có độ sâu nhở hơn 1,4m, thông thoáng để có hàm lượng oxy hoà tan cao, bề ngang vèo khoảng 2 - 2,4m tuỳ theo khổ lưới, chiều dài có thể tính toán tuỳ thuộc vào số lượng tôm cần vèo, nhưng không dài quá 15m để dễ thao tác. Cần chú ý, khi cắm đáy vèo phải cách đáy ao từ 0,3 - 0,4m nhằm giúp thoát chất thải dễ dàng và đảm bảo lưu thông nước dưới đáy vèo. Mặt trên của lưới vèo phải có lưới che để giảm cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp xuống.

Trước khi tiến hành thả giống, người dân nên kiểm tra các thông số cơ bản như: pH (từ 7,5 - 8,5), độ kiềm (khoảng 90 - 120) là phù hợp. Thời gian vèo tôm thường từ 15 - 20 ngày, khi tôm đạt kích thước chiều dài 1,8 - 2cm bà con có thể bung ra vuông nuôi.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần đo độ mặn, thông báo cho đơn vị cung cấp giống để thuần con giống phù hợp với độ mặn thực tế. Mật độ thả giống có thể dao động từ 500 - 1.000 con/m2, tuỳ theo điều kiện diện tích, kỹ thuật, và kinh nghiệm của từng nông hộ. Sau khi đã thả giống vào vèo, bà con phải chạy máy bơm nước để bơm nước từ ngoài vào trong vèo nhằm tăng oxy hòa tan và đẩy lượng chất thải, thức ăn dư thừa của tôm ra bên ngoài vèo. Trong quá trình cho ăn, người vèo tôm cần cho tôm sú ăn thức ăn công nghiệp. Ngày đầu tiên lượng thức ăn sẽ là 1kg/1.000 con tôm giống. Sau đó, tùy sức ăn của tôm giống, mỗi ngày người dân có thể tăng lượng thức ăn thêm từ 5 - 10%. Nên cho tôm ăn 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 5 giờ. Khung giờ chuẩn nhất vào khoảng 6h sáng, 11h, 16h và 20h mỗi ngày.

Trong quá trình vèo, hằng ngày bà con cần kiểm tra và làm sạch các bùn bẩn bám xung quanh và đáy vèo để lưu thông nước được tốt hơn, kiểm tra các và xử lý các lỗ thủng (nếu có) để tránh tôm đi ra ngoài vèo. Thời gian vèo tôm từ 15 - 20 ngày tuỳ theo tốc độ phát triển của tôm giống, khi tôm đạt kích thước chiều dài 1,8 - 2cm là bà con có thể bung ra vuông nuôi.

Theo đánh giá của ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản, đây là công đoạn quan trọng giúp người nuôi tôm tăng tỷ lệ thành công trong mỗi vụ mùa. Công đoạn vèo tôm không chỉ khắc phục việc hao hụt tôm giống do địch hại mà còn giúp tăng tỷ lệ sống cho tôm khi thu hoạch. Đặc biệt, bà con có thể chủ động quản lý được mật độ nuôi ở mức độ phù hợp nhất. Đối với mô hình nuôi tôm sú trong vuông tôm quảng canh hay tôm - lúa, nếu mật độ tôm quá thưa sẽ ảnh hưởng trực tiếp năng suất nuôi. Còn quá dày, tôm rất chậm lớn do thiếu thức ăn và dễ phát sinh dịch bệnh. Chính vì vậy, ông Luân khuyến cáo người dân lên thực hiện công đoạn vèo giống.

NN.VN
Đăng ngày 17/03/2017
Trần Hiếu
Kỹ thuật

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:45 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:45 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:45 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 10:45 30/11/2024
Some text some message..