Vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách nào?

Thuốc kháng sinh ngày nay đã không còn quá xa lạ trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn đã tạo ra hiện tượng kháng kháng sinh. Vậy vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách nào? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vi khuẩn kháng kháng sinh
Lạm dụng kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn đã tạo ra hiện tượng kháng kháng sinh

Người nuôi tôm bắt đầu sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát

Trong nuôi trồng thủy sản hiện đại, việc sử dụng thuốc kháng sinh là không thể tránh khỏi. Mật độ nuôi ngày càng cao làm cho chất lượng môi trường ao nuôi ngày càng giảm, vật nuôi dễ mẫn cảm với mầm bệnh hơn. Từ đó, người ta bắt đầu sử dụng kháng sinh để hạn chế mầm bệnh.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nuôi dùng kháng sinh nhưng không đúng kỹ thuật hoặc vượt quá liều lượng cho phép có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như gây độc, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và không đạt tiêu chuẩn.

Nhiều loại kháng sinh còn được sử dụng như chất kích thích tăng trưởng, dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh (ABR). Thông qua chuỗi thức ăn, mầm bệnh có thể lan truyền và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng. Hiện tượng ABR sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh và sức khỏe cộng đồng.

Kháng kháng sinh gia tăng nhanh chóng

Hiện tượng kháng kháng sinh là khả năng mà một sinh vật có thể chịu được tác động của các loại kháng sinh. Gen kháng thuốc thường có sẳn trong các loài vi sinh hoạt tạo ra kháng sinh (antibiotic – producing – bacteria ) nhằm bảo vệ chúng khỏi tác động của kháng sinh này. 

Những gen này có thể được hình thành trong các loài vi khuẩn khác thông qua sự trao đổi gen với một vi khuẩn tạo ra kháng sinh, do vậy chúng có khả năng tạo ra cơ chế làm trung hòa hoặc phá hủy các loại thuốc kháng sinh.

Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh tăng khả tạo ra dòng vi khuẩn gây bệnh mang gen kháng thuốc do vi khuẩn sống sót sau đợt điều trị  biến đổi ADN để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh, sau đó vi khuẩn trong ao trao đổi vật liệu di truyền giữa các tế bào, khi đó có thể vi khuẩn không gây bệnh nhưng mang gen kháng thuốc chuyển gen kháng thuốc của chúng sang vi khuẩn nhạy cảm nhưng gây bệnh, do đó làm tăng khả năng mang mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh.

Vi khuẩn kháng kháng sinh theo cơ chế nào?

Để tồn tại, vi khuẩn kháng kháng sinh theo các cơ chế rất đa dạng dựa vào các gen đề kháng, được gọi chung là cơ chế kháng thuốc, bao gồm:

- Làm giảm tính thấm thuốc: Vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách làm của giảm tính thấm thuốc vách hoặc màng ngoài và màng bào tương nên kháng sinh không thấm được vào tế bào vi khuẩn. Cách khác đó là tăng hoạt động của hệ thống bơm (efflux) đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào.

- Thay đổi đích tác động: Với những khác sinh tấn công vào con đường trao đổi chất của vi khuẩn khiến chúng không thể phát triển và nhân lên, vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách tạo ra enzyme đối lập còn gọi là isoenzyme, phá vỡ ái lực kháng sinh với vi khuẩn, làm mất tác dụng của thuốc.

- Tạo ra enzyme để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh: Một số vi khuẩn đề kháng kháng sinh bằng cách tạo ra các enzym để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh, từ đó làm phân hủy hoặc bất hoạt tác dụng của thuốc.

Kháng sinhViệc sử dụng quá nhiều kháng sinh tăng khả tạo ra dòng vi khuẩn gây bệnh mang gen kháng thuốc

Vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường ao nuôi sẽ hoạt động như những ổ chứa gen kháng kháng sinh, điều này sẽ thúc đẩy sự lây lan của gen kháng kháng sinh trong hệ thống nuôi.

Giải pháp loại bỏ tình trạng kháng kháng sinh

Kháng sinh vốn dĩ được dùng để chữa bệnh, tuy nhiên rất nhiều hộ nuôi đã sử dụng như một cách phòng ngừa. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, người nuôi cần lưu ý:

- Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh;

- Thực hành nuôi tốt, quản lý và giám sát môi trường nuôi đúng kỹ thuật;

- Lựa chọn con giống cở sở có uy tín;

- Ghi chép nhật ký nuôi, sử dụng thuốc và hóa chất;

- Không nhận thông tin tư vấn khi không có hoạt động thu mẫu vật nuôi trong ao;

- Không điều trị khi không được chẩn đoán;

- Loại thuốc được chỉ định dùng sau khi thực hiện các bước: 

  • Thu mẫu vật nuôi tại ao 
  • Phân tích nuôi cấy được vi khuẩn
  • Lập kháng sinh đồ
  • Dừng sử dụng 7-14 ngày trước khi thu hoạch

Những phương pháp thay thế kháng sinh được kỳ vọng có thể sử dụng phổ biến 

Sử dụng tỏi để thay thế kháng sinh

Tỏi là nguồn kháng sinh tự nhiên, cũng thường được sử dụng trong các ao nuôi thủy sản ở Trung Quốc và Việt Nam. Tỏi có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, cải thiện tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu hóa thức ăn trong các loài cá khác nhau.

Men vi sinh

Hiện nay các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và mang lại kết quả rất tốt. Các chủng lợi khuẩn sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là: Bacillus, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter… 

Thực thể khuẩn (Phages)

Phages là một thể “ăn” vi khuẩn có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn. Việc sử dụng các sinh vật này là một lựa chọn khả quan, tuy nhiên vẫn đang nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô nhỏ.

Vi khuẩn kháng kháng sinhLạm dụng kháng sinh gây ra nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng

Peptide kháng sinh (AMPs)

AMPs là một đoạn peptide hoặc một protein nhỏ có khả năng kháng lại vi sinh vật. Rất nhiều loài thủy sản có khả năng sản sinh petide kháng sinh khác nhau. Những loại AMPs này sẽ được sử dụng trong công nghiệp dược liệu và được sử dụng để kháng vi khuẩn kháng thuốc.

Sử dụng Vaccine để thay thế kháng sinh

Trong trường hợp các phương pháp này không ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát, các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản nên thực hiện chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra phương pháp để ngăn chặn. Cách này sẽ giúp kiểm soát việc sử dụng kháng sinh tốt hơn, giảm thiểu các rủi ro liên quan.

Trong một số trường hợp, kháng sinh vẫn là lựa chọn không thể thay thế để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cần sử dụng hợp lý và thận trọng. 

Đăng ngày 24/11/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 06:46 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 06:46 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 06:46 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 06:46 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 06:46 09/10/2024
Some text some message..