Vì sao cần bổ sung khoáng vào thức ăn tôm cá?

Thủy sản là những loài có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước hoặc thông qua thức ăn. Cá tôm trong ao còn có thể nhờ việc trao đổi áp suất thẩm thấu mà phần nào đáp ứng sự thiếu hụt khoáng chất của chúng. Tuy nhiên nhu cầu về khoáng chất của tôm cá là rất cao, nếu chỉ nhờ vào lượng khoáng chất trong tự nhiên trên thì chắc chắn là không đủ trong điều kiện nuôi thâm canh. Do đó, nhất thiết phải có sự can thiệp khoáng chất từ bên ngoài.

nuôi tôm
Khoáng chất là những thành phần quan trọng trong cấu tạo cơ thể tôm cá.

Con đường hấp thu khoáng chất của tôm cá

Môi trường nước mà cá tôm đang sống có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương). Do đó nhờ vào quá trình trao đổi muối với môi trường bên ngoài mà chúng sẽ hấp thu được một số nguyên tố có sẵn trong môi trường nước. Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu sẽ giúp tôm cá thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường. Tuy nhiên khả năng này sẽ giảm một cách tự nhiên khi tôm càng phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Điều này có thể nghĩa là tôm cá càng lớn thì nhu cầu khoáng chất của chúng sẽ càng cao. Và nếu sống ở nước càng ngọt thì càng cần phải bổ sung thêm khoáng chất từ bên ngoài.

Khoáng chất còn được tôm cá hấp thu qua mang, da và cả vây. Tuy nhiên sự hấp thụ này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các chỉ tiêu chất lượng nước, thời tiết và cả sức khỏe của chúng. Chỉ có hấp thu trực tiếp khi trộn chung với thức ăn là hiệu quả nhất khi tôm cá dễ dàng hấp thụ trực tiếp với một lượng lớn khoáng chất cần thiết.

Sự quan trọng của khoáng chất

Các nguyên tố như Canxi, Photpho, Magie là những thành phần quan trọng trong cấu tạo cơ thể tôm cá. Khoáng chất cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, là chất xúc tác cho các phản ứng lý hóa trong cơ thể. Nhiều thành phần của hệ miễn dịch phải cấu tạo từ khoáng chất thì mới trở nên chắc chắn, mới trở thành một hàng rào phòng bệnh mạnh mẽ.

Đối với tôm, chúng cần lột xác, như vậy thì mới lớn lên và phát triển được. Và lột xác chính là lúc nhạy cảm nhất của tôm, giai đoạn này tôm cũng cần khoáng chất nhiều nhất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và hồi phục lại sức khỏe. Khi thiếu khoáng chất, tôm rất dễ bị cong thân đục cơ, gây dị hình dị dạng. Nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hấp thu Magie sẽ giảm khi Canxi và Photpho được hấp thu quá nhiều. Việc cân đối lượng khoáng chất để đảm bảo không nguyên tố nào thiếu đang là một vấn đề nan giải trong nuôi tôm hiện nay.

Cá hoạt động nhiều hơn tôm, do đó nhu cầu khoáng chất sẽ cao hơn, giúp cá có đủ năng lượng cho các hoạt động của chúng. Thiếu khoáng chất, cá dễ bị cong thân, vẹo lưng, làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường. Các nguyên tố trong khoáng chất cũng là những chất xúc tác cho quá trình sinh sản, đảm bảo tỷ lệ sống sót cho trứng và đàn cá con sau này.

Khi các chỉ tiêu chất lượng nước bị biến động cũng là lúc tôm cá cần nhiều khoáng chất. Tuy nhiên việc hấp thụ khoáng chất của tôm cá còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm sức khỏe của chúng, giai đoạn sống và các phương pháp bổ sung khoáng chất của người nuôi.

Khoáng chất bổ sung trực tiếp cho tôm cá qua đường tiêu hóa


Khi nuôi tôm cá thâm canh nếu chỉ dựa vào khoáng chất trong môi trường thì chắc chắn là không đủ. Nên rất cần thiết phải bổ sung thêm khoáng chất. Trên thị trường có rất ít loại khoáng chất bổ sung được trộn trực tiếp vào chung với thức ăn, mặc dù hình thức này sẽ giúp tôm cá sử dụng được nhiều khoáng chất hơn. MCP diges là loại khoáng tiêu hóa có thể làm được điều khó khăn này. Tôm cá sẽ hấp thụ một cách trực tiếp hằng ngày thông qua sự tiêu hóa. Với thành phần là nhiều loại nguyên tố khoáng vi lượng và cả đa lượng, đảm bảo cân bằng khoáng chất trong cơ thể nhất là Canxi, Photpho và Magie. Cộng thêm mùi đặc trưng, dẫn dụ tôm cá tìm đến viên thức ăn, làm sự hấp thụ khoáng của chúng tăng cao. 

Với sự bổ sung từ 3-5ml MCP diges trong một kg thức ăn trên tất cả các cữ, quá trình lột xác của tôm sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Tôm lớn nhanh và tránh được một số bệnh do thiếu khoáng như cong thân, đục cơ khi nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, cá nuôi cũng sẽ trở nên hoạt bát, bơi lội nhanh nhẹn, không bị vẹo lưng hay cong thân. Sự bổ sung kịp thời sẽ hạn chế việc thiếu hụt khoáng chất, giúp tôm cá đạt được những giá trị như mong muốn.

Đăng ngày 25/11/2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:06 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:06 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:06 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:06 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:06 19/04/2024