Vì sao loài người tôn thờ rắn?

Ở nhiều nơi trên thế giới, con rắn được thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh.

tôn thờ rắn
Ảnh minh họa

Trên thế giới, người dân ở khắp các châu lục đều tôn sùng và thờ phụng rắn. Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng và thờ rắn cầu vồng khổng lồ. Với họ, rắn cầu vồng tượng trưng cho nước, là thực thể tâm linh lâu đời nhất.

Ở châu Phi, hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Tại Congo, uy lực tối cao của trời là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay. Người Ngbandi phía bắc Congo thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc.

Người Whydah xem mãng xà như những vị thần linh thiêng. Nếu ai vô tình giết chúng thì sẽ bị trừng phạt, thậm chí nếu đó là người ngoại quốc sẽ bị chặt đầu.

Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ. (Ảnh: Flickriver.com)

Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ. (Ảnh: Flickriver.com)

Một số địa phương của Liberia lại gắn rắn với niềm tin về bói toán, tiên tri. Người dân ở miền nam Nigeria quan niệm, mỗi con mãng xà có linh hồn con người bên trong nó. Linh hồn được giải phóng bằng nghi lễ sau cái chết của loài bò sát và bất cứ hành vi phạm tội nào chống lại con rắn là một tội phạm đối với tổ tiên.

Những con rắn nhập vào các tôn giáo Ai Cập như một biểu tượng của thánh thần, của sự mê hoặc, đôi khi nó được tin như một lời sấm, lời tiên tri, thậm chí là một đấng tối cao. Thời cổ xưa, người Ai Cập cho rằng rắn là thần hộ mạng các vị vua chúa.

Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến trong các cư dân sống quanh lưu vực sông. Một số nơi như Ba Lan, mỗi hộ gia đình thường giữ một con rắn trong nhà như thần bảo hộ. Ở đây, rắn được thần thánh hóa, sùng kính và thờ cúng.

Tại khu rừng nhỏ của Apollo ở Epirus, hàng năm diễn ra các lễ hội lớn, những tu nữ trinh tiết khỏa thân mang thực phẩm hiến tế rắn thiêng. Ở Đan Mạch và một số hòn đảo thuộc Anh quốc, tín ngưỡng thờ rắn gắn với các nghi lễ hiến tế. Người ta thường tổ chức các nghi lễ này tại các gò đất, gần hồ và hiến tế các vật cúng cho rắn.

Ở châu Mỹ, một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông như ông vua của loài rắn. Con rắn được coi như là cửa ngõ giao thoa giữa hai thế giới với người dân nhiều nền văn hóa Trung Mỹ. Không chỉ là biểu tượng của vị thần sáng thế, người Mexico cổ xem rắn như vị thần bảo hộ của gia đình. Người ta có thể để nó sống như những thành viên trong nhà.

Thần rắn Naga ở Campuchia.

Thần rắn Naga ở Campuchia.

Ở châu Á, tại Iran, quốc gia sở hữu vườn treo Babylon huyền thoại, người ta đã tìm thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ con rắn thiêng qua hình vẽ, vòng tròn được chạm khắc trên vách các hang động. Người Ba Tư cổ thì thờ rắn rất thành tâm, kính trọng và rắn được coi như những vị thần vĩ đại nhất của họ.

Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ. Tín ngưỡng thờ rắn đã ăn sâu trong đời sống văn hóa của cư dân nhiều vùng lãnh thổ của đất nước này. Ở Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á, tục thờ rắn cũng rất phổ biến. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, thần rắn Naga là một vị thần tối thiêng. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn cũng là một hình tượng có sức ám ảnh mạnh mẽ.

Tại sao rắn được tôn thờ?

Với người Việt Nam, rắn là con vật hiểm ác, đáng sợ, không thân thiện với con người. Nhưng chính vì đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy thần để cầu thân với rắn, mong muốn không bị rắn làm hại.

Ở một số nước trên thế giới, người dân không sợ rắn, họ coi rắn như những người bạn và có thể sống chung, nuôi rắn trong nhà. Việc họ tôn thờ rắn xuất phát từ các huyền thoại thần rắn lông chim, rắn lông vũ, quái vật nửa người nửa rắn, rắn cầu vồng rất ly kỳ.

Trong những câu chuyện giải thích lý do con người tôn thờ rắn, thì loài vật này được miêu tả có hình dáng lạ và có uy lực rất khủng khiếp. Thế nhưng, cách lý giải thuyết phục nhất lại xuất phát từ hình dáng, đặc điểm thực tế của loài vật đặc biệt này.

Rắn là loài vật bí ẩn với con người.

Rắn là loài vật bí ẩn với con người.

Rắn là loài vật gây cảm giác sợ hãi và kính nể. Rắn vừa có sức cuốn hút đặc biệt, và cũng như cỗ máy giết người. Rắn sống ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh.

Rắn có đủ các màu sắc, kích cỡ, có thể sống được ở hầu hết các môi trường tự nhiên, từ trên núi cao đến biển sâu, từ sa mạc đến rừng rậm, trên cây hay dưới đất. Tuy không có chân nhưng khả năng di chuyển của rắn rất nhanh mà không gây ra tiếng động. Rắn có thể di chuyển nhiều tư thế: bò ngang, thẳng, nửa dưới đất nửa thẳng đứng... Với con người, rắn vừa có hại, vừa có lợi.

Loài rắn cũng có đặc tính lột da, do vậy nó biểu trưng cho sự tái sinh, bất tử. Vì là đối tượng rất khó nắm bắt, luôn mang đến cho con người sự ngạc nhiên và bí ẩn nên loài rắn thường được thần thánh hóa như vậy.

Xã luận
Đăng ngày 20/02/2013
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:12 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:12 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:12 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:12 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:12 26/11/2024
Some text some message..