Vì sao mô hình tôm - lúa hiệu quả nhưng chưa bền vững?

Qua thời gian canh tác, mô hình đã và đang chứng minh được hiệu quả kinh tế, thích ứng với điều kiện bất thường của biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, một thực tế đang đặt ra là mô hình sản xuất này có thật sự ổn định, bền vững?

Mô hình tôm-lúa
Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL phát triển mạnh mô hình sản xuất luân canh vụ tôm-lúa. Ảnh: nongnghiephuucovn.vn

Mô hình sản xuất thông minh

Sau hơn 30 năm từ biển vào đồng ruộng, mô hình “con tôm ôm cây lúa” có sự phát triển cả về phương thức sản xuất lẫn đa dạng hóa cây, con; đem lại thu nhập cao cho nông dân, nhất là những hộ ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cứu long (ĐBSCL). Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ cho phép chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi tôm thì mô hình tôm-lúa phát triển nhanh theo từng năm.

Nếu năm 2000, diện tích tôm-lúa toàn vùng ĐBSCL khoảng 71.000ha thì đến nay đã tăng lên hơn 200.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 130.000 tấn, lợi nhuận trung bình đạt 60-70 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang khẳng định: Phát triển nuôi tôm là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh; mặc dù nuôi tôm chỉ chiếm 5% diện tích nuôi thủy sản của tỉnh nhưng chiếm tới 30% về sản lượng.

Thu hoạch tôm - lúa

Bà con nông dân huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch tôm - lúa. Ảnh: Trung Tín 

Từ năm 2010 đến nay, diện tích tôm-lúa của Kiên Giang tăng 6,67%/năm, bình quân lợi nhuận hơn 110 triệu đồng/ha/năm. “Nông dân đã nhanh chóng chuyển đổi tư duy từ tập trung sản xuất lúa sang phát triển kinh tế đa dạng. Người nông dân không chỉ nuôi xen các loại tôm sú, thẻ chân trắng, càng xanh mà còn kết hợp với cua biển, sò... trồng lúa thơm chất lượng cao và đạt chuẩn hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị, tăng thu nhập”, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết.

Không chỉ giúp bà con tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác, mô hình tôm-lúa còn được các nhà khoa học xác định là phương thức sản xuất thông minh thích ứng với BĐKH. Như vùng đất Cà Mau, nơi chịu tác động của BĐKH, nước biển dâng, mặn xâm nhập, tuy nhiên, vốn có tập tính sản xuất linh hoạt, nông dân Cà Mau đã “thuận thiên” bằng cách mưa xuống, độ mặn giảm thì sạ lúa rồi cho nước vào để nuôi tôm càng xanh, cua... mùa nắng, sau khi thu hoạch lúa xong, tiếp tục cho nước vào để nuôi thêm vụ tôm sú và xoay vòng đến vụ tiếp theo.

Là người gắn với mô hình tôm-lúa nhiều năm qua, nông dân Nguyễn Văn Dũng, ngụ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết: “Con tôm, cây lúa đã giúp nông dân làm giàu, đồng thời giúp địa phương xây dựng thương hiệu "lúa thơm-tôm sạch". Bởi đến mùa sản xuất lúa, người dân lại ít tốn chi phí sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nhờ đó con tôm và cây lúa gần như hữu cơ”.

Thiếu bền vững?

Mô hình sản xuất tôm-lúa tuy có nhiều ưu điểm nhưng sau một thời gian canh tác, người dân địa phương dần thấy được thách thức. Qua tìm hiểu thực tế tại nhiều địa phương, phần lớn người dân cho biết, để mô hình tôm-lúa phát huy hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải làm được vụ lúa. Cây lúa không chỉ cho thu nhập mà còn góp phần cải tạo môi trường, tạo ra nguồn thức ăn giúp tôm phát triển.

Mô hình nuôi tôm-lúa

Tuy nhiên, để không phá vỡ mô hình, bà con phải tốn thêm nhiều chi phí. Ảnh: Năng lượng sạch Việt Nam

Tuy nhiên, để không phá vỡ mô hình, bà con phải tốn thêm nhiều chi phí cho khâu cải tạo đất và phụ thuộc vào lượng nước mưa nên không phải năm nào cũng làm được. Thủy lợi chưa bảo đảm khiến sản xuất tôm-lúa hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên mùa hạn mặn lịch sử 2019-2020 là một thử thách với mô hình này...

Cùng với nguyên nhân khách quan từ thiên nhiên, qua khảo sát tại các địa phương được biết, đều là mô hình canh tác trên cùng diện tích nhưng lợi nhuận mà con tôm mang lại cao hơn so với cây lúa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bà con nông dân không còn mấy “mặn mà” với cây lúa mà chuyển hẳn sang nuôi tôm, gây khó khăn cho những hộ sản xuất lúa lân cận và nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng của ngành chuyên môn...

Theo ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm-lúa tại nhiều địa phương chưa theo kịp tốc độ phát triển mở rộng diện tích sản xuất; môi trường dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn và các dịch vụ đầu vào biến động khó lường, đe dọa đến tính bền vững của hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất tôm-lúa vốn chịu nhiều tác động của thời tiết, dịch bệnh. Việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi truyền thống, vì thế, để mở rộng quy mô theo hướng hiện đại và hướng con tôm, cây lúa phát triển lâu dài hay xuất khẩu là tương đối khó.

Trồng lúa và nuôi tôm

Cần tính toán kỹ vùng nuôi trồng tôm-lúa để phát triển bền vững. Ảnh: globalseafood.org và fertimetrics.com

Mặc dù công nhận hiệu quả và nhận định mô hình tôm-lúa không phải nơi nào cũng làm được, thế nhưng PGS, TS Dương Nhựt Long, nguyên Trưởng khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, mô hình này không bền vững; trong nuôi trồng thủy sản, chất lượng con giống là yếu tố quyết định sự thành-bại. Tuy nhiên, hiện nay, nông dân thả tôm nhiều lần trong vụ, không cách ly được với mầm bệnh (trung bình 4,1 lần/vụ), có hộ thả bổ sung hằng tháng, tổng mật độ thả lần đầu và bổ sung (không tính thu tỉa) dày với 16,3 con/m2, điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng con tôm.

Với những khó khăn và thách thức trên, để phát triển bền vững, các địa phương cần tính toán kỹ vùng nuôi trồng tôm-lúa để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng, liên kết và ứng dụng khoa học. Từ đó tạo nên những “cú hích” mới, để cây lúa và con tôm không ngừng tăng năng suất, giá trị và trở thành hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia với thương hiệu cạnh tranh là “lúa thơm-tôm sạch”.

Báo Quân đội nhân dân
Đăng ngày 19/10/2022
Thúy An
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 17:11 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 17:11 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 17:11 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 17:11 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 17:11 02/02/2025
Some text some message..