Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản?

Không phải bỗng dưng các ngân hàng lại thờ ơ với doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL, khi mà trước đó, các doanh nghiệp vẫn có thị trường xuất khẩu tốt, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, khiến cho một số đơn vị trở thành “nàng công chúa” với nhiều ngân hàng ve vãn xung quanh.

Doanh nghiep thuy san
Không ít ngân hàng đang ngoảnh mặt với doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy sản.

“Nếu như họ chỉ chí thú làm ăn đúng ngành nghề, quản trị dòng tiền tốt, không đầu tư dàn trải vào đất đai thì khi thị trường xuất khẩu gặp khó, họ không lụn bại nhanh như vậy”, một cán bộ của ngân hàng BIDV thốt lên khi nói về một số doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, tại hội thảo về hoạt động tín dụng ngân hàng cho khu vực này, diễn ra hôm 25/11 tại Vĩnh Long

Ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp. Doanh nghiệp cần vốn. Nhưng hai bên lại không gặp nhau. Được thụ hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách tín dụng của Chính phủ cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn của Ngân hàng Nhà nước, nhưng do thị trường khó khăn, cộng với khả năng quản trị yếu kém và đặc biệt là sau cú sốc của các doanh nghiệp thủy sản Bình An, Phương Nam, Sông Hậu..., không ít ngân hàng đang ngoảnh mặt với doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy sản.

Không phải bỗng dưng các ngân hàng lại thờ ơ với doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, khi mà trước đó, các doanh nghiệp vẫn có thị trường xuất khẩu tốt, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, khiến cho một số đơn vị trở thành “nàng công chúa” với nhiều ngân hàng ve vãn xung quanh.

Thế mạnh kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung vào lúa gạo và thủy sản, do đó, nhiều năm nay, phần lớn các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều tập trung nguồn lực vào hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có sự phân hóa trong dư nợ tín dụng giữa lúa gạo và thủy sản.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, nếu như dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt 21.667 tỷ đồng, tăng 27,35% so với dư nợ thời điểm 31/12/2012, chiếm 77,18% tổng dư nợ cho vay thu mua lúa gạo toàn quốc, thì dư nợ cho vay thủy sản tại đây lại rất thấp.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, doanh số cho vay nuôi trồng, thu mua chế biến thủy sản đạt 54.796 tỷ đồng, trong khi dư nợ đạt 36.526 tỷ đồng, chỉ tăng 3,77% so với thời điểm 31/12/2013, một tỷ lệ quá thấp so với 27,35% của lúa gạo.

Ngay cả với cá tra, một trong những thế mạnh đặc thù khu vực này, tín dụng 9 tháng đầu năm cũng tăng èo uột với doanh số chỉ 34.713 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9/2013 đạt 23.173 tỷ đồng, chiếm 63,44% dư nợ cho vay thủy sản toàn khu vực, và chỉ tăng 1,74% so với thời điểm 31/12/2012.

Một điểm sáng duy nhất trong chính sách tín dụng đối với nuôi trồng, chế biến thủy sản là các ngân hàng vẫn còn mặn mà với con tôm khi doanh số cho vay đạt 28.102 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9 đạt 16.607 tỷ đồng, tăng 31,19% so với đầu năm.

Cũng vì vậy, tính đến 30/9/2013, 5 ngân hàng thương mại do nhà nước chi phối vốn trên địa bàn đã gia hạn nợ cũ từ 15/8/2012 trở về trước là 8.720 tỷ đồng, tương ứng với 4.554 lượt khách hàng. Trong đó, dư nợ gia hạn đến 6 tháng trên 5.868 tỷ đồng; từ 6 – 12 tháng trên 1.987 tỷ đồng; trên 12 - 24 tháng là 862 tỷ đồng.

“Đừng quá ỷ lại vào ngân hàng. Mở rộng tín dụng mãi, coi đó là đòn bẩy để vực mà không được thì một ngày nào đó, chính cái đòn bẩy đó sẽ trở thành đòn thọc vào chính mình”, chuyên gia Lê Thẩm Dương (Đại học Ngân hàng Tp.HCM) phát biểu.

Còn theo đại diện BIDV, chất lượng tín dụng khu vực này đang bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó dư nợ cho thủy sản bị ngưng trệ, nợ xấu trong khu vực này tăng nhanh. Thực tế này đã nảy sinh tình trạng ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp nhưng niềm tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại bị rạn nứt, khiến cho tín dụng đóng băng.

Do đó, BIDV cho rằng, trước hết, nên tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ lãi suất, ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực như thủy sản, lúa gạo và chế biến hàng xuất khẩu.

Thứ hai, số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh tại các tổ chức tín dụng, điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận ngân hàng mà còn khiến các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay. Vì vậy, ngoài các biện pháp “khoanh, giãn, hoãn, xóa” nợ, Ngân hàng Nhà nước cần có thêm những biện pháp khác hỗ trợ ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu trong ngành thủy sản.

Thứ ba, do đặc thù cho vay thủy sản luôn có giá trị tài sản bảo đảm thấp, trong khi giao dịch của doanh nghiệp với đối tác lại chủ yếu bằng tiền mặt nên ngân hàng rất khó quản lý dòng tiền. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn về tài sản thông qua một cơ chế đặc thù nào đó.

Thứ tư, Nhà nước cần nhanh chóng rà soát, quy hoạch ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản đảm bảo nguồn cung phù hợp với nhu cầu, rà soát, phân loại các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực sản xuất để tổ chức tín dụng không bị cuốn theo trào lưu “cứ thủy sản là cho vay” như trước đây.

Thứ năm, nghiên cứu xem xét để điều chỉnh tăng giới hạn cho vay khách hàng bằng tiền mặt để phù hợp hơn với tập quán kinh doanh của doanh nghiệp, hộ dân tại đồng bằng sông Cửu Long thay vì chỉ ở mức 100 triệu đồng như hiện nay.

VNEconomy
Đăng ngày 27/11/2013
Nguyễn Hoài
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 05:05 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 05:05 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 05:05 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 05:05 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 05:05 13/05/2024