Theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên, 10 mẫu nước biển ven bờ và 02 mẫu trầm tích ven biển lấy trong 02 ngày (04 và 05/12/2019) cho thấy, 05/10 mẫu nước biến ven bờ có thông số Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt từ 1,2 đến 9,0 lần. Đồng thời, xuất hiện số lượng lớn các loài tảo Silic trong các mẫu thực vật đáy (phytoplankton), lên đến hơn 420.700 tế bào/l, trong đó loài Asterionellosis glacialis có mật độ cao nhất trong số các loài thuộc ngành tảo sillic, lên đến 304.213 tế bào/l.
Có 10/10 mẫu nước biển ven bờ có thông số Tống hợp chất Lignin ỵà Tanin với hàm lượng trung bình là 0,88 ml/l, thấp nhất là 0,22 mg/l và cao nhất là 1,74 mg/l.
Căn cứ kết quả phân tích mẫu môi trường nước biển, Tổng cục Môi trường nhận định hiện tượng nước biển dọc bờ biển khu vực bãi tắm Khe Hai, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có màu đen xuất phát từ 02 nguyên nhân, đó là: sự xuất hiện của các loại tảo Silic với mật độ cao và hợp chất Lignin và Tanin có trong nước biển.
Khu vực bờ biển xã Bình Thạnh từ cửa biển Sa Cần đến bãi tắm Khe Hai, nước biển có màu xám đen, nổi bọt kèm ít thực vật biển
Khi các loài tảo Silic bùng phát trong nước biến với mật độ cao sẽ có khả năng làm thay đổi màu của nước thành màu nâu hoặc xanh lục đậm. Đây là hiện tượng tự nhiên, trùng khớp với thông tin mà một số người dân ở khu vực bờ biển bãi tắm Khe Hai cung cấp vê hiện tượng vệt nước đen này hàng năm cũng đã từng xuất hiện và xảy ra trong nhiều năm nay. Hiện tượng này thường không gây hại cho đời sống thủy sinh, tuy nhiên, mật độ tảo Silic quá lớn có thể gây ra chết cơ học cho động vật thủy sinh do nghẹt mang hoặc suy hô hấp
Đối với sự xuất hiện của hợp chất Lignin và Tanin trong nước biển, đây là hợp chất cao phân tử khó tan trong nước gây ra hiện tượng đối màu của nước biển sang màu nâu hoặc đen. Hợp chất Lignin và Tanin thường phát sinh từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất, chế biến gỗ, dăm gỗ và bột giấy từ dăm gỗ.
Qua xem xét gần khu vực biển Khe Hai (nơi xuất hiện nước biển có màu đen) cho thấy có hoạt động sản xuất dăm gỗ thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Theo thông tin người dân cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trước thời điếm xảy ra hiện tượng nước biển có màu đen, tại khu vực có mưa lớn (sau cơn bão số 6), nước mưa thấm qua bãi dăm gỗ của Công ty TNHH MTV Hào Hưng thải trực tiếp ra biển.
Trên khu vực biển có xuất hiện vệt nước biển màu đen, theo ghi nhận của Đoàn công tác Tổng cục Môi trường cho thấy, không có hiện tượng thủy hải sản chết dạt vào bờ.
Trên cơ sở này, Tổng cục Môi trường đề xuất, kiến nghị Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đối với thông tin vụ việc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi đã có hành vi xả nước thải dăm gỗ chưa qua xử lý ra biển, hiện nay Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tinh Quảng Ngãi đang thực hiện các bước xử lý vi phạm theo quy định. Do đó, kiến nghị Lãnh đạo Bộ giao cho Tổng cục Môi trường tiếp tục theo dõi vụ việc và hỗ trợ các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ngãi xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Do đặc thù nhiều cảng biển của khu vực miền Trung có hoạt động xuất khẩu dăm gỗ. Để khắc phục tình trạng nước mưa thấm qua các bãi dăm gỗ không được xử lý thải ra biển, Tổng cục Môi trường kính đề nghị Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Tống cục Môi trường tổ chức thanh tra đột xuất công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cảng biển trên địa bàn khu vực miền Trung trong năm 2020 nhằm góp phần chấn chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường tại cảc cảng biến trong thời gian đến.
Đoàn công tác của Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) đã tổ chức khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước để phân tích.
Đầu tháng 12/2019, người dân gần bãi tắm Khe Hai (thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lo lắng trước hiện tượng nước biển đột nhiên chuyển màu nâu đen bất thường, kèm theo đó là nổi nhiều bọt và nhớt như có dầu.
Ngay sau khi nhận được phản ánh về hiện tượng nước biển có màu xám đen, nổi bọt tràn vào bờ biển, đoàn công tác của Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) đã phối hợp với các cơ quan liên quan của huyện Bình Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi nhanh chóng khảo sát, lấy mẫu môi trường đề phân tích, đánh giá nhằm xác định nguyên nhân vụ việc nêu trên.
Qua kết quả đo nhanh tại hiện trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đối với thông số pH và DO cũng cho thấy: Giá trị pH dao động từ 7,9- 8,74, có 3/4 vị trí nằm trong QCVN 10-MT:2005/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển vùng ven bờ; ngoại trừ tại vị trí NB4 (nước biển vùng ven bờ tại thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh) có giá trị là 8,74 vượt QCVN 10-MT:2005/BTNMT khi áp dụng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước (6,5- 8,5) khoảng 1,03 lần. Giá trị DO dao động từ 7,99- 10,79mg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép.