Vì sao phải chọn nuôi con tôm sú?

Trong chuyến công tác tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 120.000ha, cho sản lượng tôm chất lượng trên 100.000 tấn/năm, chiếm gần 1/4 sản lượng tôm cả nước, con tôm thật sự là nền tảng để Bạc Liêu phát triển công nghiệp”. Con tôm sú đã đóng góp gần 60% nguồn thu thuế công thương nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của địa phương.

chê biến tôm sú
Con tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bạc Liêu. Trong ảnh: Công nhân Công ty Tân Phong Phú (huyện Hòa Bình) chế biến tôm sú xuất khẩu. Ảnh: K.T

Tôm sú vẫn là “số 1”

Đến nay, con tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bạc Liêu và gần như chỉ có Bạc Liêu là nơi sản xuất được con tôm sú chất lượng với kích cỡ lớn. Do vậy, không lý do gì mà nông dân Bạc Liêu lại quay lưng với con tôm sú để chạy theo con tôm thẻ chân trắng (TTCT). Sự thay đổi này sẽ làm nông dân Bạc Liêu phải trả một giá rất đắt khi thị trường xuất khẩu tôm thẻ ổn định trở lại.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân làm cho xuất khẩu TTCT trong thời gian qua tăng cao là do diện tích nuôi TTCT ở nhiều nước được coi là vương quốc của tôm thẻ bị thiệt hại nặng nề, dẫn đến không đủ nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Do vậy, họ phải mua nguyên liệu ở Việt Nam để phục vụ chế biến. Đơn cử như Thái Lan, do ảnh hưởng hội chứng tôm chết sớm (EMS) nên sản lượng tôm năm 2013 ước đạt khoảng 250.000 tấn, giảm gần 50%, do đó, nhu cầu cần TTCT chế biến tăng cao. Từ vấn đề này, nhiều nông dân hiểu lầm là con tôm sú gần bị TTCT “soán ngôi”, và họ đua nhau nuôi TTCT.

Trước vấn nạn trên, nếu không tỉnh táo để phân tích, đánh giá, nắm bắt tình hình để có giải pháp ứng phó, thì cả doanh nghiệp và nông dân Bạc Liêu khó tránh khỏi nguy cơ phá sản. Ông Hồ Văn Bạch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm thủy sản Minh Bạch (huyện Giá Rai), nhận xét: “Việc tranh mua TTCT như hiện nay sẽ đẩy doanh nghiệp và người nông dân vào cảnh khốn đốn. Không có con tôm sú chế biến, doanh nghiệp buộc lòng phải mua TTCT. Mà doanh nghiệp thu mua TTCT nhiều chừng nào thì nông dân lại nuôi nhiều chừng đó. Rồi thương lái Trung Quốc cũng nhảy vào đẩy giá, tranh mua càng làm cho nhu cầu nuôi TTCT trong nông dân tăng cao. Nếu tình trạng này còn kéo dài, các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ phá sản, còn nông dân cũng trắng tay vì đeo theo TTCT”.

Chớ “đuổi hình bắt bóng”

Việc quay lưng với con tôm sú của nhiều nông dân Bạc Liêu chẳng khác nào “đuổi hình bắt bóng” và tự đẩy mình vào thế bị động. Con tôm sú vốn là thế mạnh số 1 của Bạc Liêu, song, cớ gì lại phải nuôi con TTCT, để rồi không biết được đầu ra? Liệu nông dân Bạc Liêu có cạnh tranh nổi với những mô hình nuôi TTCT siêu công nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ… hay không? Chỉ cần các quốc gia này khôi phục lại sản xuất, giảm giá vài USD/tấn, thì người sản xuất TTCT trong nước sẽ khốn đốn. Bên cạnh đó, sự tranh mua TTCT của các thương lái Trung Quốc hiện nay gần như tái hiện lại vấn nạn cũ. Đó là đặt hàng nông dân sản xuất, nuôi trồng, chặt phá, bỏ lúa trồng khoai, mua cây bần, mua con cua, nghêu sò giống… rồi sau đó họ trốn biệt, không mua, để lại cho nông dân cảnh nợ nần và phá đi môi trường sản xuất vốn phát triển bền vững lâu nay.

Tại hội thảo “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam” được tổ chức tại Bạc Liêu, các nhà khoa học, quản lý cũng chỉ ra những áp lực mà Việt Nam phải đối đầu khi phát triển con TTCT. Đó là sản lượng TTCT trên thế giới hiện phát triển với tốc độ nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì ngoài Trung Quốc, Thái Lan, nhiều nước vẫn tiếp tục phát triển nuôi TTCT thành công như: Đài Loan, Ecuador… Điều đó sẽ dẫn đến việc sản xuất một lượng tôm khổng lồ, và sự cạnh tranh giá bán giữa các nước sản xuất TTCT là khó tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân làm cho sản lượng TTCT tăng nhanh, nhưng giá trị thì giảm, vì cung vượt cầu.

Coi chừng “mất cả chì lẫn chài”

Một trong những nguyên nhân làm cho nhiều nông dân ngộ nhận rủ nhau nuôi tôm thẻ vì họ cho rằng: TTCT ít bệnh hơn tôm sú, nhất là hội chứng EMS. Thật ra, TTCT cũng mang hội chứng này, thậm chí phát triển mạnh thành dịch gây thiệt hại nhiều hơn so với tôm sú. Bằng chứng là hội chứng EMS đã hoành hành ở Thái Lan, làm giảm sản lượng TTCT của nước này trong gần 10 năm qua. Trao đổi kinh nghiệm nuôi TTCT tại Việt Nam, ông Soraphat Panakom, chuyên gia nuôi TTCT (Thái Lan) đã ví von: Nuôi TTCT như nuôi “cô gái yếu đuối”. Do vậy, “cô gái” này phải được chăm sóc thật cẩn thận hơn so với “chàng trai khỏe mạnh” là con tôm sú.

Sự so sánh ấy đã cho thấy nuôi TTCT không dễ chút nào. Bởi, TTCT phải nuôi với mật độ cao, kéo theo đó là phải đầu tư quạt ôxy tầng, ôxy đáy, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản… Nếu không, tôm sẽ chết, hoặc không phát triển.

Theo các nhà khoa học, vào mùa mưa, khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nhiều từ hệ thống sông ngòi chằng chịt nên độ mặn trong các ao nuôi sẽ giảm xuống, làm cho hàm lượng khoáng cũng giảm đi. Trong khi TTCT lại cần khoáng để đẩy nhanh quá trình lột xác. Nếu thiếu khoáng, TTTC dễ bị sốc, cong thân, đục cơ, mềm vỏ và tỷ lệ chết sẽ rất cao. Đây chính là nguyên nhân cơ bản để giải thích vì sao mô hình nuôi TTCT chỉ dành riêng cho các “đại gia” và chỉ thích hợp với mô hình công nghiệp. Cụ thể, Công ty Hải Nguyên (TP. Bạc Liêu) phải đầu tư gần 10 tỷ đồng chỉ cho 1ha nuôi TTCT theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kính, chứ không nuôi đơn giản như nhiều nông dân hiện nay.

Bài học xương máu từ việc nuôi TTCT cũng được minh chứng từ thất bại của một số công ty từng được coi là nuôi TTCT đầu tiên với quy mô lớn nhất Việt Nam. Điển hình như Công ty Duyên Hải (TP. Bạc Liêu) phải bỏ đất trống trong nhiều năm qua. Hoặc một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thuê cả chuyên gia người Nhật nuôi TTCT theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp (ở huyện Hòa Bình) cũng thất trắng nhiều vụ vì tôm chết! Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đáng lo. Vấn đề cần quan tâm hơn cả chính là sự trả giá về môi trường, vì khi nuôi TTCT thất bại thì muốn nuôi lại vật nuôi khác không phải là chuyện dễ. Tiến sĩ Lê Thanh Lựu, Hội Nghề cá Việt Nam lưu ý: “Cần giữ sản lượng tôm sú ổn định và phải cân nhắc thật thận trọng khi phát triển con TTCT. Nếu không, chuyển đổi lại sẽ không được”.

Từ thực tế trên, bà con nông dân chớ sản xuất theo kiểu “ăn xổi ở thì” để phải đánh đổi những giá trị, lợi thế lớn hơn mà không phải địa phương nào cũng có. Những thế mạnh ấy phải được gìn giữ, phát huy và không ngừng bổ sung để phát triển bền vững. Bởi trong điều kiện hạ tầng và nhu cầu chế biến xuất khẩu của tỉnh hiện nay, con tôm sú vẫn là mặt hàng chiến lược. Sản xuất không thể chạy theo phong trào “tham lượng bỏ chất” để rồi khó tránh khỏi cảnh “mất cả chì lẫn chài”.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 08/09/2013
Lư Dũng
Nuôi trồng

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Đâu là nguyên nhân làm cho người nuôi mãi không lời?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho người nuôi tôm không đạt được lợi nhuận mong muốn, dù đã đầu tư rất nhiều công sức và chi phí. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như hiện nay.

tôm
• 09:47 29/10/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 23:13 31/10/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 23:13 31/10/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 23:13 31/10/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 23:13 31/10/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 23:13 31/10/2024
Some text some message..