Vì sao sau khi thả ra cá phóng sinh chết nhiều?

Từ hôm qua đến hôm nay 23 tháng Chạp- ngày ông Công, ông Táo, nhiều gia đình đã rất.. thất vọng khi mang cá chép đi phóng sinh đã bị chết hoặc chết ngay sau khi phóng sinh.

Vì sao sau khi thả ra cá phóng sinh chết nhiều?
Phóng sinh không đúng cách. Ảnh minh họa

Theo lý giải của các nhà khoa học thủy sản, có 3 nguyên nhân chính khiến cá chép phóng sinh bị chết...

cá chép phóng sinh, cá chép bị chết, cá chép

Nhiều chú cá chép ngay sau khi vừa được phóng sinh đã rơi vào tình trạng như thế này.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, theo phong tục của người Việt là ngày cúng ông Công, công Táo (hay còn gọi là Tết Táo quân). Ngày này, nhiều người thường mua cá chép về thả phóng sinh. Bạn đọc VĂN HINH ở (Long Biên, Hà Nội) cho biết: Cách đây mấy hôm anh Hinh đi chợ, phát tâm cầu phước nên mua ếch, lươn, cá để phóng sanh. Anh Hinh mua khoảng 40 con cá chép, rô phi cùng lươn, ếch mang ra sông thả. Nhưng đến lúc phóng sinh xuống sông, anh Hinh phát hiện ra là cá bị chết ngạt gần 1 nửa, còn ếch và lươn vẫn khỏe mạnh.

Không chỉ anh Hinh, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc năm nay cá chép thả bị chết nhiều, nhất là những cá chép bé mà không hiểu nguyên nhân tại sao cá chết. Trao đổi với PV Dân Viêt, anh Tuấn chuyên gia Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản T.Ư 1 cho biết: Để xác định rõ nguyên nhân cá chép phóng sinh bị chết cơ quan nghiên cứu cần phải lấy mẫu giám định cụ thể. Tuy nhiên, ban đầu có thể cá chép chết nhiều do 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, do quá trình đánh bắt, vận chuyển, luyện ép cá chép. Đối với các chủ trang trại, đầu mối buôn bán cá chép lành nghề thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, để đến tay người tiêu dùng, cá chép phóng sinh phải trải qua rất nhiều mối bán cũng như khâu vận chuyển. Nếu quá trình vận chuyển không đúng kỹ thuật, cá bị trầy xước, yếu nhược nên khi phóng sinh dễ chết.

cá chép phóng sinh, cá chép bị chết, cá chép

Nếu quá trình vận chuyển không đúng kỹ thuật, cá chép bị trầy xước, yếu nhược nên khi phóng sinh dễ chết. Ảnh: Zing.mp3

Thứ 2, do điều kiện thời tiết năm nay rét đậm rét hại. Theo chuyên gia, tuy cá chép chịu được điều kiện thời tiết lạnh, tuy nhiên nếu nhiệt độ giảm sâu, rét đậm rét hại thì cá chép không chịu được. Với nhiệt độ dưới 15 độ C, cá chép yếu và gần như rơi vào trạng thái ngủ đông.

Thứ 3, do con giống cá chép. Ngày nay, nhiều người thường chọn giống cá chép vàng, cá chép đỏ (thay cho cá chép trắng) để thả phóng sinh. Cá chép vàng, cá chép đỏ thường lá giống cá lai tạo, không phải giống cá bản địa do đó sức chịu đựng của chúng cũng kém hơn.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 08/02/2018
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:28 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:28 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:28 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:28 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:28 25/11/2024
Some text some message..