Việt Nam quan ngại vì Brazil ra quy định “làm khó” cá tra, tôm

Brazil đưa ra nhiều quy định vượt quá thông lệ quốc tế đối với các sản phẩm thủy sản (cá tra, tôm) nhập khẩu từ Việt Nam.

bán cá tra
Cá tra Việt Nam đang gặp nhiều rào cản tại thị trường Brazil.

Sáng 27-1, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết văn phòng vừa có văn bản gửi Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva - Thụy Sỹ, đề nghị chuyển ý kiến quan ngại của Việt Nam với cơ quan đồng cấp Brazil tại WTO về các quy định của nước này vượt mức thông lệ quốc tế đối với các sản phẩm thủy sản (cá tra, tôm) nhập khẩu từ Việt Nam.

Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị đưa những nội dung quan ngại của Việt Nam với Brazil vào chương trình nghị sự của Ủy ban SPS (các biện pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) phiên họp tháng 3-2021.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Nafiqad, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Brazil có 4 quy định về nhập khẩu sản phẩm cá và tôm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ nhất, Brazil chỉ cho phép sử dụng phụ gia phosphate bên ngoài lớp mạ băng đối với sản phẩm thủy sản (bao gồm cá và tôm), trong khi tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm được Ủy ban CODEX ban hành thì phosphate được phép bổ sung vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến…

Thứ hai, Brazil ban hành mức giới hạn đối với các chỉ tiêu hóa lý (muối, tỉ lệ ẩm/protein, Kali...) đối với cá đông lạnh, trong khi CODEX và các quốc gia nhập khẩu sản phẩm cá đông lạnh của Việt Nam như EU, Mỹ… không quy định.

Thứ ba, Brazil quy định chế độ xử lý nhiệt khắt khe hơn theo hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đối với sản phẩm tôm đã nấu chín và tôm thanh trùng (nhiệt độ cao hơn, thời gian dài hơn) nên đề nghị điều chỉnh lại theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư, Brazil quy định cơ sở sản xuất phải tiến hành đăng ký sản phẩm với nội dung đăng ký bao gồm: thành phần sản phẩm, quy trình sản xuất và nhãn sản phẩm để cơ quan thẩm quyền Brazil phê duyệt trước khi xuất khẩu sang nước này. Để thực hiện quy định này, doanh nghiệp phải chờ đợi khoảng 1 tháng mới nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan thẩm quyền Brazil. Trong khi đó, trên thế giới chưa có có quốc gia nào có quy định tương tự, gây tốn kém chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.

Một chuyên gia trong ngành thủy sản cho biết Brazil là thị trường tiềm năng của tôm, cá Việt Nam, nhất là cá tra. Tuy nhiên, những quy định riêng của thị trường này đã làm khó cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt những năm gần đây. Do đó, nếu tháo gỡ được các vướng mắc, cơ hội tăng xuất khẩu cá tra vào thị trường này rất lớn.

Người Lao Động
Đăng ngày 27/01/2021
Ngọc Ánh
Kinh tế

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 05:57 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 05:57 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 05:57 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 05:57 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 05:57 29/01/2025
Some text some message..