Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
Mỹ đang là thị trường số 1 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Ảnh: baodantoc.vn

Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng liên tục 

So với 7 tháng trước, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 445.6 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô có giá trị cao đều giảm 46%, thì các sản phẩm chế biến và đóng hộp đạt 204 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2022.

Thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ - Một trong những thị trường chính của nước ta, lượng cá ngừ tồn kho đang dần vơi bớt, các doanh nghiệp đang xem xét việc tăng nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, giá cá ngừ ở Nam Mỹ đang thấp hơn so với châu Âu, dẫn đến mức độ cạnh tranh ở thị trường này khá cao.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU, Mexico, Thái Lan, Israel đang ghi nhận mức tăng trưởng cao so với năm ngoái. Kể từ khi EU có dấu hiệu phục hồi kinh tế, mức tăng trưởng đạt 28% trong tháng 6 và 7, kim ngạch đạt 12 triệu USD/tháng. Đáng chủ ý, trong khối liên minh EU:

- Xuất khẩu sang Hà Lan tăng trưởng “phi mã” trong 2 tháng gần đây với mức 3 con số. 

- Xuất khẩu sang Đức vẫn đang duy trì ở mức tăng 30% trong tháng 6 và 7.

- Xuất khẩu sang Mexico và Chile cũng tăng mạnh, lần lượt là 100% và 90%.

Riêng Thái Lan hiện cũng đang ở mức 65% trong 2 tháng gần đây.

Theo nhận định của VASEP, chúng ta có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng của các đơn hàng cá ngừ. Một phần, vào dịp cuối năm, tại Mỹ diễn ra nhiều lễ hội nên nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. Mặt khác, ưu đãi thuế quan đang là lợi thế thúc đẩy các nhà nhập khẩu EU tìm kiếm đơn hàng từ Việt Nam.

Xuất khẩu cá ngừ nắm vị trí số 1 tại Mỹ

Trong thời gian qua, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 2.5 lần, đạt gần 487 triệu USD sau 10 năm Việt Nam và Mỹ xác lập quan hệ đối tác chiến lược.

Hiện nay, sản phẩm loin/thịt cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đang giành thế áp đảo thị phần tại Mỹ. Dựa theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kể từ 4 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã giảm khoảng 1,4% giá trị nhập khẩu cá ngừ Thái Lan nhưng lại tăng hơn 116% giá trị nhập khẩu phile cá ngừ đông lạnh (mã HS 0304) Việt Nam.

Cá ngừXuất khẩu cá ngừ ghi nhận mức tăng trưởng liên tục. Ảnh: : thuongtruong.com.vn

Giá cá ngừ nhập khẩu trung bình của Mỹ đã đạt mức 7.63 – 7.65 USD/kg (tăng khoảng 1 USD so với cùng kỳ 2021). Trong đó, giá nhập khẩu trung bình sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất tính đến thời điểm tháng 4/2022, khoảng 11 USD/kg (tăng 2,3 USD/kg so với cùng kỳ năm trước).

Sau 28 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện. Quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ đã có những bước phát triển vượt bậc về chất và lượng. Thể hiện rõ ở việc tốc độ tăng trưởng xuất cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đang ngày càng khởi sắc.

Đồng thời, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, góp phần nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước. Tạo cơ hội chưa từng có để nước ta thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại. Trong đó, thương mại cá ngừ của Việt Nam với Mỹ đạt được bước đột phá mạnh và bền vững hơn trong thời gian sắp tới.

Cơ hội mở rộng thị trường trong thời gian tới

Trong thời gian tới, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường. Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại lợi thế cạnh tranh, giảm thuế nhập khẩu cho cá ngừ Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Xu hướng tiêu dùng cá ngừ đang thay đổi, với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng thực phẩm. Cá ngừ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, do đó có tiềm năng tăng trưởng ở các thị trường mới.

Để tận dụng các cơ hội này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm về cả chất lượng và an toàn thực phẩm. Đổi mới và nâng cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng thị trường. Tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại để tiếp cận với các thị trường tiềm năng mới.

Với sự nỗ lực từ các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể tiếp tục phát triển và đạt được những thành công mới trong thời gian tới.

Đăng ngày 16/09/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 09:50 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 09:50 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 09:50 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 09:50 04/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:50 04/05/2024