Virus SARS-CoV-2 trên cá hồi đông lạnh có thể lây lan sau hơn 1 tuần

Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại sau hơn một tuần trên bề mặt cá hồi đông lạnh, làm dấy lên lo ngại đây có thể là nguồn lây nhiễm quốc tế.

Cá hồi đông lạnh
Các nhà khoa học ở Trung Quốc phát hiện virus SARS-Co-2 có thể tồn tại trên cá hồi động lạnh đến 8 ngày.

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), các nhà khoa học Trung Quốc  đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 “ẩn náu” trong thịt cá hồi vẫn có khả năng lây nhiễm trong vòng 8 ngày, sau khi được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C.  Nghiên cứu cũng cho biết virus vẫn có thể lây nhiễm trên cá hồi trong 2 ngày ở “nhiệt độ phòng thông thường” 25 độ C. 

Theo đó, cá hồi trong các khu chợ, nhà hàng và trong suốt quá trình vận chuyển, thường được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C, có thể kéo dài khả năng sống sót của virus trong vòng 6 ngày. Trong khi đó, cá hồi chất lượng cao có thể được vận chuyển khắp thế giới chỉ trong vài ngày. Chẳng hạn, cơ quan đánh bắt cá của Chile năm 2019 cho biết cá hồi có thể được vận chuyển từ quốc gia này đến Thượng Hải chỉ trong 2 ngày rưỡi. 

“Trong điều kiện như vậy, cá bị nhiễm virus SARS-CoV-2  từ quốc gia này có thể dễ dàng được vận chuyển sang quốc gia khác trong vòng một tuần. Do đó, đây được coi là một trong những nguồn lây nhiễm quốc tế. Điều này đòi hỏi phải kiểm tra nghiêm ngặt, phát hiện virus trong  quy trình xuất nhập khẩu cá trước khi cho phép bán ra thị trường”, nghiên cứu do Tiến sĩ Dai Manman, Giáo sư Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc tại Quảng Châu đứng đầu, cho biết.

Hai trong số đợt bùng phát virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc - bao gồm đợt bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán và đợt bùng phát sau đó ở Bắc Kinh vào tháng 6 – đều liên quan đến các khu chợ bán hải sản ẩm ướt. 

Đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên được phát hiện tại Chợ Hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy virus này xuất hiện ở những nơi khác, rất có thể là bên ngoài Vũ Hán.

Hải quan Trung Quốc đã phát hiện nhiều sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, như tôm và cánh gà, nhiễm virus SARS-CoV-2. Tất cả các sản phẩm này đều được vận chuyển trong nhiệt độ thấp hơn nhiều nhiệt độ đông lạnh. 

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu cá hồi vào giữa tháng 6 sau khi virus được cho là được phát hiện trên thớt cá hồi tại chợ Tân Phát Địa, trung tâm của ổ dịch Bắc Kinh. Các nhà chức trách sau đó đã loại trừ cá hồi là nguồn lây bệnh.

Các trường hợp mắc bệnh ở Vũ Hán và Bắc Kinh khiến nhiều người “lo ngại rằng SARS-CoV-2 có trên cá hoặc thịt có thể là nguồn lây bệnh COVID-19 tiềm năng”, Tiến sĩ Dai cho biết.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn dẫn chứng các quốc gia khác tìm thấy virus SARS-CoV-2 trên thịt hoặc lây nhiễm cho các nhân viên đóng gói thịt. Đây cũng là bằng chứng có thể điều tra thời gian tồn tại của virus trên cá hồi.

Theo nhiều ước tính khác nhau từ ngành đánh bắt cá, trước đại dịch, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 40.000 đến 100.000 tấn cá hồi mỗi năm. Điều này đã khiến quốc gia này trở thành một trong những thị trường cá hồi lớn nhất thế giới. Trong đó, Chile, Na Uy, Việt Nam và Australia là những nguồn cung cấp cá hồi lớn nhất.

Tiêu thụ cá hồi và các loại hải sản nhập khẩu khác ở Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi các đợt dịch bùng phát ở Bắc Kinh vào tháng 6, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Hoạt động kinh doanh tại một số nhà hàng Nhật Bản, nơi cá hồi sống là nguyên liệu phổ biến, đã giảm hơn 99%. Tuy nhiên, một chủ nhà hàng Nhật Bản cho biết thực khách đã bắt đầu quay trở lại và doanh nghiệp sẽ tiếp tục bán cá hồi nhập khẩu trong tuần này.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 09/09/2020
Hải Vân
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:46 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 10:46 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:46 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 10:46 19/11/2024
Some text some message..